Bài thơ có bố cục như sau: - Phần 1: Em bé kể với mẹ về những người ở “trên mây” và trò chơi thứ nhất của em...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Mây và sóng
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bài thơ có bố cục như sau:
- Phần 1: Em bé kể với mẹ về những người ở “trên mây” và trò chơi thứ nhất của em.
- Phần 2: Em bé kể với mẹ về những người ở “trong sóng” và trò chơi thứ hai của em.
Nếu không có phần 2 thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Bài làm:
Hai đoạn thơ tưởng chừng như độc lập nhưng chúng là một thể thống nhất giúp diễn đạt trọn vẹn chủ đề của bài thơ. Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối. Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn và lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Tình cảm được thể hiện trong tình huống có thử thách mới càng có giá trị. Hơn nữa, ở đây lại là thử thách đến hai lần. Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, củng cố. Như vậy, việc nêu thử thách thứ hai càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không trọn vẹn nên không thể bỏ đi được.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.
- Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Nhĩ.
- Đọc nhiều lần bài thơ và nêu cảm xúc bao trùm của tác giả.
- Tìm đọc toàn văn truyện Rô – bin – xơn Cru – xô và tóm tắt bằng văn bản.
- Soạn văn 9 VNEN bài 31: Con chó Bấc
- Đoạn 3 của bài thơ có những câu thơ mang tính khái quát như:
- Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thổ loại văn học trừ tình. Cho ví dụ minh hoạ.
- Soạn văn 9 VNEN bài 18: Bàn về đọc sách
- Viết đoạn văn bình những câu sau:Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể,...
- Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
- Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài học mà mình rút ra được sau khi học văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang. Trong đoạn văn có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.