Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
e) Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
1. Văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
- Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?
- Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
2. Văn bản tự sự
- Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
- Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự. Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm?
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?
3. Văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
- Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?
- Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.
Bài làm:
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở dựa theo những kiến thức được tổng hợp sau:
1. Văn bản thuyết minh :
- Có đích biểu đạt: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với vấn đề thuyết minh.
- Muốn làm được vãn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những hiểu biết về đề tài, những tư liệu liên quan.
- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...
- Ngôn ngừ trong văn bản thuyết minh cần chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
2. Văn bản tự sự
- Văn bản tự sự có đích biểu đạt là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.
Một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để giúp câu chuyện hấp dẫn hơn.
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm giàu hình ảnh và biểu cảm.
3. Văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưông, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Văn bản nghị luận do các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận, dẫn chứng.
- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận: phải đúng đắn, hợp lí, chân thật, chặt chẽ, khoa học, có cơ sở thực tiễn và lí luận.
- Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
B. Thân bài:
Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng:
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
Tác hại, hậu quả của hiện tượng đời sống:
- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
- Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan (…)
- Nguyên nhân chủ quan (…)
Đề xuất giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
C. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Bài học rút ra.
- Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
B. Thân bài:
Khái quát chung: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, nội dung chính,… và giải thích nhận định nếu có
Phân tích:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
c) Đánh giá chung
Nêu những giá trị, ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề nghị luận, mở rộng, liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác
C. Kết bài:
- Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
- Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 9 VNEN bài 27: Bến quê
- Trình bày ý kiến của em về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông,...
- Các từ in đậm trong đoạn trích dưới đây vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
- Nêu diễn biến tâm trạng của Phi - líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi - mông; trên đường đưa Xi - mông về nhà; khi gặp chị Blăng - sốt; lúc đối đáp với Xi - mông.
- Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp.
- Dàn ý nghị luận về trò chơi điện tử Dàn ý nghị luận về vấn đề nghiện game online hiện nay
- Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
- Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi.
- Soạn văn 9 VNEN bài 25: Mây và sóng
- Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.