Dùng ngôi thứ nhất để kể cho người thân nghe về một buổi học của em ở trường hôm nay
D. Hoạt động vận dụng.
1. Dùng ngôi thứ nhất để kể cho người thân nghe về một buổi học của em ở trường hôm nay.
Bài làm:
Mẹ biết không, hằng ngày con được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Sử của ngày hôm nay đã để lại cho con nhiều điều thích thú hơn cả.
Tùng ...Tùng...Tùng… tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào học bắt đầu. Lũ học trò bỏ ngang trò chơi đang đến hồ gay cấn, chạy hối hả vào lớp trả lại cho sân trường vẻ im lặng vốn có của nó. Các bạn nhanh chóng ngồi ngay ngắn vào chỗ ngồi, mở sách chuẩn bị cho bài học. Như hàng ngày cô Phương bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi chúng con về bài tập hôm trước. Thằng Minh ngồi cạnh con cúi gằm mặt xuống. Chắc bó chưa học bài.Do hôm qua con đã chuẩn bị bài kĩ nên con không hề ngần ngại xung phong lên bảng kiểm tra. Những câu hỏi mà cô hỏi con đều nằm trong phần bài học hôm qua cả. Cô nhìn con mỉm cười tuyên dương trước lớp:
- Nam hôm nay có tinh thân học rất tốt. Cô cho em điểm 10, các bạn hãy học tập chăm chỉ như Nam thì thành tích học tập của lớp ta sẽ ngày càng đi lên.
Nhiều bạn nghe vậy xung phong lên bảng rầm rầm khiến cô rất vui. Tiết học hôm đó cô giới thiệu cho con nghe rất nhiều điều thú vị. Cô chiếu cho bọn con nghe một đoạn phim ngắn về Bác Hồ. Đoạn phim trắng đen đó chứa rất nhiều điều bổ ích về hành trình cuộc đời đi tìm đường cứu nước của Bác. Những thước phim quay chậm, chân thực rõ nét tái hiện lại cuộc sống khổ cực của những năm khó khăn, bần cùng của dân tộc. Chúng con ngồi dưới chăm chú xem quên cả xung quanh, cả lớp im ắng tưởng như nghe được tiếng bút rơi vậy. Đoạn phim ngắn chỉ tầm 10 phút nhưng thực sự con cảm thấy Bác thật vĩ đại. Nhờ có Bác, trăm triệu con người đã biết cách đứng lên giành lại độc lập thiêng liêng của Tổ quốc. Cô giảng cho chúng con rất nhiều điều, về lí tưởng của Người, về sự hi sinh cả cuộc đời mình vì dân tộc. Giọng cô trầm ấm như rót vào trái tim chúng con niềm tự hào vô hạn. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí con. Con mong sao lớp con có được những giờ học bổ ích lí thú như thế để có có thể hiểu biết và học hỏi được nhiều điều.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam
- Tìm hiểu một trò chơi dân gian tại địa phương em
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Hãy sắp xếp cá động từ đã xác định ở câu a vào bảng phân loại sau:
- Xác định nạo thành nghĩa của từ tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: Khán giả, thính giả, độc giảm tác giả, yếu điểm, yêu nhân ( có thể sử dụng từ điển)
- Nếu thiếu các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
- Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.
- Điền vào bảng sau điểm giống và khác nhau giữa nhân vật em bé trong truyện em bé thông minh và chuyện Lương Thế Vinh
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của truyện.
- Ai là nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện?
- Cho biết các tình huống dưới đây, tình huống nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào cần được kể lại theo cách thức kể chuyện tưởng tượng?
- Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu):tivi, ra-đi-ô,in-tơ-net,xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, xô-viết....