Cho đề bài sau: kể lại một câu chuyện của lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ
2. Cho đề bài sau: kể lại một câu chuyện của lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ.
(1) Tìm và lập dàn ý cho đề bài trên.
Bài làm:
Dàn ý:
1. Mở bài:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đoàn kết, đồng lòng từ trước đến nay được xem như là sức mạnh của tinh thần tập thể giúp chúng ta vượt mọi khó khăn làm nên thành công, tất thắng. Hiểu được điều đó tập thể lớp chúng em đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể kể cả trong học tập hay lao động.
2, Thân bài:
- Sức mạnh tập thể của lớp em được bộc lộ rất rõ trong tình huống giúp đỡ nhau trong học tập.
- Do kì nghỉ tết kéo dài, nhiều bạn trong lớp mải chơi, đi học chưa bắt kịp nhịp độ học tập thế nên để hưởng ứng phong trào thi đua làm theo tấm gương Bác sắp tới, lớp chúng em có tổ chức một cuộc họp nội bộ.
- Lớp trưởng đã thẳng thắn chỉ ra những bạn có biểu hiện chểnh mảng trong học tập, tình hình học tập giảm sút, và những bạn chưa thực sự cố gắng trong học tập.
- Thay vì cả lớp riêng rẻ, bất đồng quan điểm, nay dưới sự nhắc nhở của lớp trưởng bạn nào cũng hiểu được tầm quan trọng của không ngừng cố gắng trong học tập
- Các bạn đưa ra những phương án giải quyết khác nhau, đóng góp cho lớp.
- Tất cả đưa ra quyết định cuối cùng đó chính là chia các bạn thành từng nhóm, bạn nào học tốt hơn sẽ kèm bạn học yếu, giúp đỡ bạn nắm vững bài học và những phần không hiểu.
- Tinh thần học tập của lớp hừng hực, tất cả mọi người đều quyết tâm đưa lớp đứng vị trí thứ nhất trong học tập hưởng hứng phong trào thi đua.
3. Kết bài: Sức mạnh đoàn kết đã gắn kết đưa con người lại gần nhau hơn, giúp đỡ cùng nhau vượt qua mọi khó khắn. Có đoàn kết, có hợp tác thì không gì là không thể.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 6 VNEN bài 1: Thánh Gióng
- Soạn văn 6 VNEN bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
- Hãy kể ngắn gọn về một người làm nghề y mà em biết.
- Tìm hiểu qua sách báo hoặc trên mạng in-ter-net các thông tin về Hội Gióng và trao đổi với người thân bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
- Bài học từ chuyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với em? Viết lại ý kiến em vào vở
- Khi kể chuyện tưởng tượng em có thể tùy theo sở thích của mình mà đưa vào bất cứ chi tiết, hoặc sự kiện nào đó hay không? Vì Sao?
- Theo em làm cách nào để tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản tự sự?
- Động từ khác danh từ như thế nào? (Về những kết hợp từ đứng trước và đứng sau, về chức năng của chúng trong câu)
- Điền các từ sau vào chỗ trống để nhận diện khái niệm ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
- Trong tiếng việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.
- Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy nghĩ nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi nói
- Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử thông minh, khéo léo trong cuộc sống