Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy nghĩ nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi nói
2. Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy nghĩ nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi nói.
Bài làm:
Trong lớp tôi có một người bạn mà tôi thường cho rằng cậu ta là một kẻ lập dị, cổ quái bởi những hành động của cậu ta. Nhưng rồi, giờ đây khi hiểu rõ mọi chuyện tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ với suy nghĩ của bản thân mình.
Tuấn là một cậu học trò ham học. Vì nhà nghèo nên có lẽ Tuấn hiểu ra việc học quan trọng như thế nào. Tuấn nhỏ nhất lớp, ngày ngày cậu ta đi học với chiếc áo ố vàng, chiếc quần sờn chỉ. Hồi ấy, kết quả học tập của tôi rất kém thường bị ba mẹ thầy cô la mắng rất nhiều thế nên nhìn thấy Tuấn chăm học, tôi rất ghét. Mọi hành động của Tuấn trong mắt tôi thật chướng mắt. Thế nên Tuấn luôn bị tôì bắt nạt trêu ghẹo. Tôi vẫn thương gọi mình là “ thằng nhà quê”, “ thằng rách rưới”. Mỗi lần nghe tôi nói như thế, Tuấn không nói hay phản bác gì tôi, chỉ cúi gằm mặt xuống không nói gì lướt đi nhanh. Chính sự nhượng bộ của Tuấn càng khiến tôi được đà lấn tới, càng trên ghẹo Tuấn nhiều hơn. Lần đó, bỗng nhiên Tuấn nghỉ học hai hôm. Hai hôm đó, tôi bị giáo viên khiển trách vì thái độ học tập của mình. Tâm trạng không tốt, lại không có chỗ nào xả giận, trên đường đi học về, tôi thấy Tuấn tay cầm túi bóng gì đó, lững thững đi trên đường. Cậu ấy mặc bộ quần áo ở nhà bac màu, dáng vẻ ủ rũ. Tôi lên tiếng định trêu chọc cậu ta tiếp nhưng rồi bỏ mặc những lời nói của tôi, cậu ta cứ thế đi.Bực mình trước tháo độ của cậu ta, không kìm chế được tôi bèn đẩy cậu ta một cái. Tuấn ngã sõng soài xuống đất. Tuấn ngã nhưng cậu ta vẫn nắm chặt túi đồ. Câu ta ngước lên nhìn tôi rồi đứng lên chạy một mạnh đi. Tôi thấy lạ bèn theo sau cậu ta. Đi một quãng đường loằng ngoằng, Tuấn dừng lại trước ngôi nhà lụp xụp. Cậu ấy phủi bui trên quần áo, nét mặt tươi cười chạy vào nhà. Đứng ngoài cổng, tôi nghe tiếng Tuấn nói trong sân:
- Ngoại ơi, con về rồi, thuốc của ngoại đây, ngoại uống cho khỏe nhé. Ngoại vào nghỉ ngơi đi, để đó con dọn cho ạ
Tôi sững người đứng ngoài cổng. Hóa ra, đây là nhà Tuấn. Ngôi nhà lụp xụp này là nơi che nắng che mưa của hai bà cháu. Hóa ra đây chính là lí do Tuấn học tập cố gắng. Tuấn không như tôi có một ngôi nhà ấm êm. Tôi chợt thấy hành động của mình thật xấu xa, đáng xấu hổ. Ngày hôm sau, Tuấn đi học. Nhìn thấy Tuấn tôi càng thấy day dứt hơn. Tôi tiến lại về phía cậu, nói :
-Mình xin lỗi về mọi việc, chúng mình là bạn nhé !
Tuấn giật mình ngạc nhiên. Sau cùng, cậu ấy nhẹ nhàng nở nụ cười nói với tôi :
- Ừ, mình chấp nhận lời xin lỗi của cậu
Vậy là chúng tôi trở thành bạn của nhau từ đó. Mỗi lần nhớ lại chuyện này, tôi vẫn day dứt xấu hổ với Tuấn, trở thành bài học đáng nhớ của tôi đó là không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, không nên hống hách như thế.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc lại bài văn kể chuyện em vừa hoàn thành và cho biết: Em kể chuyện theo thứ tự nào? Vì sao em lại kể chuyện theo thứ tự đó?
- Xác định số từ và lượng từ trong từng đoạn trích sau đây
- Soạn văn 6 VNEN bài 10: Ếch ngồi đáy giếng
- Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu ở dưới: Nối từ ở cột A với lời giải thích hợp với ở cột B trong bảng sau để hiểu nghĩa một số từ mượn tiếng Hán có trong truyện Thánh Gióng:
- Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
- Động từ khác danh từ như thế nào? (Về những kết hợp từ đứng trước và đứng sau, về chức năng của chúng trong câu)
- Xác định nạo thành nghĩa của từ tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: Khán giả, thính giả, độc giảm tác giả, yếu điểm, yêu nhân ( có thể sử dụng từ điển)
- Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô giá/ bác bảo vệ/ bác lao công/bạn bè ...của em ở trường mà em nhớ mãi
- Chọn từ thích hợp trong các từ sau: thông minh, thông thái, thông thạo để điền vào các chỗ trống dưới đây.
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Đọc thầm đoạn văn bản từ đầu đến “... mọi phép thần thông”, tìm những chi tiết kì lạ và chi tiết hiện thực giới thiệu về sự ra đời của Thạch Sanh....
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: