Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử thông minh, khéo léo trong cuộc sống
D. Hoạt động vận dụng
1. Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử thông minh, khéo léo trong cuộc sống
Bài làm:
Một thầy giáo mới về nhận lớp ở một trường tiểu học nhỏ tại một thị trấn của nước Nga. Chỉ sau một tuần, vị thầy giáo đã nhận thấy rằng, có một học sinh trong lớp luôn bị các bạn trêu chọc là ngốc nghếch.
Vị thầy giáo quyết tìm nguyên do, giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn “Sao các con lại trêu bạn ấy là ngốc, như thế là không tốt đâu!”.
-“Thì bạn ấy ngốc thật mà thầy” – đám trẻ nhao nhao giải thích – “Nếu thầy đưa cho bạn ấy đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, bạn ấy sẽ chọn đồng to 5 rúp. Thầy xem nhé”.
Nói rồi, một đứa trẻ trong nhóm lấy 2 đồng xu tiến lại, cho cậu bé kia chọn lựa. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên, tiến về phía em học sinh bị trêu chọc, nhỏ nhẹ hỏi cậu: “Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?”.
“Thầy nhìn này, đồng này to hơn mà” – cậu bé nói rồi đưa đồng 5 rúp lên. Đám trẻ còn lại cất tiếng cười nhạo cậu bé, rồi bỏ chạy ra sân chơi.
Còn lại một mình với cậu bé, thầy giáo giảng giải: “Chẳng lẽ em không hiểu rằng, đồng 5 rúp này tuy to hơn, nhưng giá trị lại không bằng đồng 10 rúp kia. Với nó, em có thể mua được 2 que kem, thay vì 1 que kem như đồng 5 rúp này?”
-“Thưa thầy, nếu em lấy đồng 10 rúp thì lần sau các bạn sẽ không đố em nữa, và em sẽ không có thêm nhiều đồng 5 rúp nữa ạ” – câu trả lời của cậu bé đã khiến thầy giáo sững người.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Chép các cụm động từ ở câu d vào mô hình sau và cho biết những phụ từ/phụ ngữ ở phần trước, phần sau ấy bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm
- Tự đặt hai đề văn kể chuyện đời thường
- Đóng vai một người ở làng Gióng vào đời Hùng Vương thứ mười sáu kể lại truyện Thánh Gióng
- Lập dàn ý chi tiết cho bài kể miệng về bản thân và gia đình (theo mẫu):
- Tìm 5-10 danh từ chỉ thời gian; 5-10 danh từ chỉ đơn vị; 5-10 danh từ chỉ khái niệm
- Soạn văn 6 VNEN bài 13: Ôn tập truyện dân gian
- Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩa về ý nghĩa của các chi tiết sau:
- Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc
- Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình em. Trong bài văn, em sử dụng ít nhất 3 từ mượn. Gạch chân dưới các từ mượn đó.
- Viết bài văn ngắn, kể lại cho người thân nghe về một chuyến đi hoặc những việc em làm trong một ngày.
- Cho biết các tình huống dưới đây, tình huống nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào cần được kể lại theo cách thức kể chuyện tưởng tượng?