Bài học từ chuyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với em? Viết lại ý kiến em vào vở
c. Bài học từ chuyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với em? Viết lại ý kiến em vào vở
Bài làm:
Từ câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch sống nơi đáy giếng, em chợt nhận ra bài học vô cùng ý nghĩa mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Cũng chính sự hống hách, ta đây nên khi ra đến thế giới bên ngoài miệng giếng, ếch ta càng hống hách hơn, nó nghĩ mình là bá chủ như những ngày ở giếng sâu nhỏ bé của nó. Và rồi chuyện gì đến cũng đên, cái giá nó phải trả quá đắt, đó chính là cái chết, bị một con bò dẫm chết. Thế nên ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho chúng ta chính là dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Xem thêm bài viết khác
- Nghề y là một nghề đặc biệt cao quý. Theo em người làm nghề y cần có những phẩm chất gì?
- Tác dụng của những câu trả lời ấy đối với câu chuyện là gì? Chọn ô phù hợp
- a Đọc bài thơ sau: SA BẤY. Hãy xác định các nhân vật, sự kiện trong các chuyện trên và thay nhau kể lại chuyện.
- Hỏi người thân: Chủ kiến là gì? Vì sao cần giữ chủ kiến khi nghe người khác góp ý?
- Viết thư cho một người thân, kể lại những chuyện mà em được chứng kiến trong thời gian vừa qua ở trường, lớp hoặc nơi mình đang sống
- 2* Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống để minh họa cho thành ngữ.
- Người kể chuyện trong đoạn văn nào có thể kể tự do mọi chuyện xảy ra với nhân vật?
- Soạn văn 6 VNEN bài 6: Thạch Sanh
- Xem lại truyện Thạch Sanh (bài 6), thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- Theo em mục địch của truyện cười là gì? Vì sao truyện cười lại làm cho mọi người thích thú
- Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
- Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc