Chọn và thực hiện những một trong các đề văn sau:
4. Luyện tập viết bài văn kể chuyện đời thường.
Chọn và thực hiện những một trong các đề văn sau:
a. Hằng ngày em gặp hoặc được kể nghe rất nhiều chuyện người thật việc thật. hãy kể lại một trong số những câu chuyện đó.
b. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu nhầm,...)
c. Kể về một cuộc gặp gỡ( gặp lại người thân, đi thăm các chú bộ đội, gặp một bạn thiếu nhi nhà ngheo vượt khó,...)
Bài làm:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình day rứt vì việc tôi đã làm.
Năm lớp bảy, tôi là một cậu bé nghịch ngợm ham chơi. Tôi mải mê theo những cuộc vui chơi bên lũ bạn bè trong xóm, về đến nhà lại lười nhác không chịu học bài hay ôn bài gì cả. Chính vì lười nhác thế nên thành tích học tập của tôi tụt dốc thảm hại. Những bài kiểm tra điểm số lẹt dẹt, điểm thi xuống dốc. Môt lần khi tôi định ngồi xuống học bài, tôi nghe tiếng thằng Nam gọi:
- Tân ơi, đi đá bóng đi đang thiếu người mày ơi.
Nghe thấy tiếng thằng bạn chí cốt gọi, tôi không ngần ngại cất luôn sách vở vội đi. Thấy tôi chuẩn bị đi đá bóng, mẹ tôi nhíu mày hỏi:
- Con học bài xong chưa? Học xong mẹ mới cho đi đấy.
Nghe vây, tôi không nghĩ ngợi trả lời:
--Nay con không có bài mẹ ạ!
Nói xong tôi vội chạy đi luôn. Tôi tự nghĩ trong đầu: “ Bài tập nhiều vậy làm xong thì hết trận mất tiêu rồi. Để đó lát về làm cũng được”. Trận đấu hôm đó tôi chơi rất xuất sắc, giàng về hai bàn thắng liền. Trở về nhà, người ngợm bận thỉu, vậy là ăn cơm tắm rửa xong tôi leo luôn lên giường ngủ một giấc tới tận sáng liền. Hôm sau, nằm ngoài dự tính của tôi, cô giáo kiểm tra bài cũ. Tôi cứ đinh ninh tuần trước cô kiểm tra tôi rồi nên sẽ không kiểm tra. Nhưng không phải điểu gì tôi tưởng cũng là thật, cô gọi trúng tên tôi.
Lên trên bảng, tôi run lắm vì tôi chưa học gì hết. Thấy tôi ngập ngừng cô nghiêm mặt hỏi:
-Tân, em chưa hoc bài đúng không? Dạo này em học sút đi trông thấy, cô sẽ báo về cho bố mẹ em.
Nghe thấy thế tôi lo lắm. Bố tôi rất nghiêm, nếu cô gọi cho bố tôi chắc chắc ông sẽ quật tôi sưng chân mất. Không dám nhìn cô, tôi cúi mặt nói lí nhí:
- Cô tha cho em lần này được không ạ, dạo này mẹ em bị ốm nên em không tập trung học được.
Đây là lần đầu tiên tôi nói dối cô. Vừa nói xong, một cảm giác xấu hổ trào dâng trong lòng tôi. Tôi thật là một đứa trẻ xấu xa, không chỉ nói dối mẹ, lúc này tôi còn nói dối cô với lí do ấy. Cô nhíu mày nhìn tôi, trầm tư cất tiếng nói:
- Nếu mẹ em ốm nặng, mai cô sẽ qua thăm mẹ em một chuyến.
Cô vẫn là một cô giáo luôn luôn thương yêu quan tâm tới học sinh của mình. Tôi nhớ lần trước mẹ Hoa bị ốm, cô cũng đã đến nhà thăm hỏi nhiệt tình. Lúc này, nỗi sợ trong lòng tôi nhân lên gấp bội, tại sao tôi lại nói dối như thế chứ. Nếu như hôm qua tôi không đi chơi bóng, nếu như hôm qua tôi không nói dối, nếu như… nếu như lúc này có ích gì đây. Không có gì là nếu như cả. Tôi cảm thấy thực sự xấu hổ với bạn bè, với lòng tốt của cô. Cả tiết học đó tôi chẳng thể tập trung được chút nào. Và rồi để sửa sai cho hành động của mình, cuối buổi, tôi đã đến gặp cô và thú nhận tất cả, tôi chấp nhận mọi hình phạt của cô. Bản thân nói dối mẹ ốm đã là hành động khó tha thứ rồi. Tôi cúi gằm mặt xấu hổ không dám nhìn thẳng mặt cô lúc này. Nghe mọi chuyện, cô bèn nói:
- Em nói dối là sai,cô biết em đã mượn cớ đó nói dối cô, điều cô hi vọng là em có thể sửa lại lỗi sai đó. Còn hình phạt, chắc chắn cô sẽ cân nhắc.
Tôi thấy được sự thất vọng trong con mắt cô. Tôi nhất định sẽ sửa sai bằng hành động của mình. Tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt để chuộc lại lỗi lầm ngày đó. Thực sự đấy là việc làm tôi khiến cô vô cùng thất vọng và là bài học đáng nhớ nhắc nhở tôi không bao giờ tái phạm
Xem thêm bài viết khác
- Những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa ấy thuộc từ loại nào?
- Từ những câu chuyện trên, em hãy cho biết: Những người thông minh là những người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh
- Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc
- Lập dàn ý cho các đề văn sau:
- Theo em truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nêu lên bài học gì?
- Kể lại các sự việc theo dàn ý đã lập
- Đọc câu và đoạn trích dưới đây, chú ý các từ in đậm
- Soạn văn 6 VNEN bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự
- Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?
- Sau đây là các tình huống thách đố trong truyện. Hãy ghi lại cách trả lời của em vào ô tương ứng (theo mẫu).
- Tìm tính từ trong các câu sau:
- Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹt