Soạn văn 6 VNEN bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Soạn văn bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 89. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Hãy kể ngắn gọn về một người làm nghề y mà em biết.
2. Nghề y là một nghề đặc biệt cao quý. Theo em người làm nghề y cần có những phẩm chất gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của truyện.
b. Tìm hiểu nhân vật thái y lệnh họ Phạm.
(1) Theo dõi phần 1 của văn bản để hoàn thành bảng sau:
Các chi tiết nói về nhân vật | Nhận xét của em về nhân vật |
(2) Theo dõi phần 2 của văn bản (từ "Một lần, có người đến gõ cửa" đến "xứng với lòng ta mong mỏi") tra lời các câu hỏi sau:
- Lời mời gấp của người dân thường với Thái y lệnh như thế nào? Câu nói đó cho thấy tình trạng của bệnh nhân ra sao?
- Sứ giả đã truyện lệnh gì cho thái y? Lời nói đó có uy quyền như thế nào?
- Khi thái y lệnh nhận lời mời của người nông dân, quan Trung sứ đã tức giận và nói gì?
- Qua các ý trên, em thấy Thái y lệnh bị đặt trước tình thế phải lựa chọn gay cấn như thế nào?
- Ghi lại lời đối thoại của lệnh thái y với quan Trung lệnh để thấy rõ quyết định của ông.
- Quyết định của Thái y lệnh trong tình huống trên cho thấy ông là người thầy thuốc có phẩm chất gì?
c. Chọn những nhận định chính xác về nghệ thuật thể hiện của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Nêu lí do lựa chọn của em.
A. Truyện mang tính giáo huấn.
B. Sử dụng các chi tiết tưởng tượng thần kì
C. Ghi chép những sự kiện có thật
D. Bố cục chặt chẽ hợp lí
E. Tập trung vào tình huống gay cấn để làm nổi bật tính cách nhân vật
G. Đối thoại sắc sảo, hàm súc
H. Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người.
d. Viết 5-7 dòng tổng kết phần Tìm hiểu văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng theo những gợi ý sau:
(1) Truyện kể theo những nhân vật nào? Nhân vật đó có tình chất nào nổi bật?
(2) Để thể hiện nhân vật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật viết truyện như thế nào?
(3) Truyện gợi cho em những tình cảm gì đối với thầy thuốc?
3. Tìm hiểu về tính từ và cụm tính từ.
a. Tìm tính từ trong các câu sau:
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
-Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm.(...) Từng chiếc lá vàng mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
b. Trong các từ vừa tìm được:
(1) Những từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá,...) là........................
(2) Những từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là.....................
(3) Thử lí giải xem vì sao có sự khác biệt.
c. Hoàn thành bảng dưới đây và so sánh với động từ:
Tiêu chí Từ loại | Khả năng kết hợp với các từ: đã. sẽ, đang, cũng, vẫn,.. | Khả năng kết hợp với các từ:hãy đừng, chớ | Khả năng làm chủ ngữ | Khả năng làm vị ngữ |
Tình từ | ||||
Động từ |
d. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện kiến thức về tính từ:
- Tình từ là những từ chỉ......................
- Tình từ có thể kết hợp với các từ................. để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ........................... của tình từ hạn chế.
- Tính từ có thể làm....................trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
- Tính từ chỉ đặc điểm..............(có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đặc điểm..............(không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
e. Đưa các cụm tính từ in đậm trong các câu sau vào mô hình bên dưới:
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
(Thạch Lam)
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
g. Lấy ví dụ minh họa cho một số vai trò của các phụ từ/phụ ngữ ở phần trước và phần sau cụm tính từ theo bảng dưới đây:
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ | Ví dụ minh họa |
Biểu thị về thời gian | |
Thể hiện sự tiếp diễn tương tự | |
Thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất | |
Thể hiện sức khẳng định hay phủ định |
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần sau cụm tính từ | Ví dụ minh họa |
Biểu thị vị trí | |
Biểu thị sự so sánh | |
Biểu thị mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất |
C. Hoạt động luyện tập.
1. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) ghi lại cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm, trong đó có sử dụng tính từ và cụm tính từ. Gạch dưới các tính từ và cụm tính từ trong đoạn văn.
2. Tìm cụm tính từ trong các câu sau:
a. Nó sun sun như con đỉa.
b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc
d. Nó sừng sững như cái cột đình.
e. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn
3. Chọn để hoàn thành một trong các bài tập sau: (Viết vào vở bài tập)
Bài tập 1: Chọn tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống
........ái cây, ........ờ đợi, ........uyển ........ỗ, ........ải qua, ........ôi chảy, ........ơ trụi, nói ........uyện, chương ........ình, ........ẻ tre.
…….ấp ngửa, sản …….uất, …….ơ sài, bổ sung, xung kích, ……ua đuổi, cái ……….ẻng, …………uất hiện, ........im sáo, ……..âu bọ. iếp, …..ao kéo, …..ao kèo, ……áo mác.
…….ũ rượi, …….ắc rối, ....ảm giá, …….o dục, rung ……..inh, rùng ……..ợn, ………ang sơn, rau …….
…ạc hậu, nói ….., gian, .…ết na, ……ương thiện, ruộng ……..ương, lỗ ........ỗ, lén …….út, bếp …….úc,…. ỡ làng
Bài tập 2: Chọn tiếng/ từ điền vào chỗ trống:
a. Vây, dây, giây.
……..cá, sợi….,…….điện,…..cánh,…….dưa,…….phút, bao…..
b. Viết, diết, giết.
........giặc, da…..,…...văn,….. chữ,…..chết.
c. Vẻ, dẻ, giẻ.
Hạt….,da……,……..vang, văn….., mảnh……,……đẹp,…..rách.
Bài tập 3: Chọn s/x điền vào chỗ trống:
Bầu trời ……ám xịt như sà xuống …át mặt đất,…ấm rền vang, chớp lóe…áng rạch ….é cả không gian. Cây …ung già trước cửa ….ổ trút là theo trận lốc, trơ lại những cành ….ơ ….ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông ….ầm….ập đổ, gõ lên mái tôn loảng ….oảng.
Bài tập 4: Chọn tiếng/từ thích hợp có vần uôn hoặc uôt điền vào chỗ trống:
Thắt lưng ….bụng, ….miệng nói ra, cùng một….., con bạch……, thẳng đuồn ….., quả dưa….., bị……rút, con chẫu…..
Bài tập 5: Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau:
- Tía đã nhiều lằn căng dặng rằn không được kiêu căn.
- Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặn cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắng răng mà chịu nghen.
4. Em yêu truyện dân gian quê em.
- Tự sưu tầm một truyện dân gian của địa phương (nếu không sưu tầm được, có thể lấy một truyện trong kho tàng dân gian Việt Nam).
- Kể lại cho người thân nghe về câu chuyện mà em đã sưu tầm hoặc lựa chọn.
D. Hoạt động vận dụng.
1. Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam
2. Tìm hiểu một trò chơi dân gian tại địa phương em