Tìm hiểu một trò chơi dân gian tại địa phương em
2. Tìm hiểu một trò chơi dân gian tại địa phương em
Bài làm:
TRÒ CHƠI Ô ĂN QUAN
- Bàn chơi:
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ.
Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
- Cách chơi:
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, lúc ấy người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào định nghĩa dưới đây, em hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết.
- Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?
- Trong các truyện đã học và đọc thêm, em thích nhất nhân vật nào? Hãy nhập vai nhân vật để kể lại truyện đó.
- Đọc các câu dưới đây và cho biết câu nào mắc lỗi lặp từ:
- Chép các cụm động từ ở câu d vào mô hình sau và cho biết những phụ từ/phụ ngữ ở phần trước, phần sau ấy bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm
- Đọc câu và đoạn trích dưới đây, chú ý các từ in đậm
- 2* Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống để minh họa cho thành ngữ.
- Hãy sắp xếp từ chỉ các loại quả vào bảng sau sao cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa của từ:
- Chi tiết niêu cơm trong phần kết truyện Thạch Sanh gửi gắm ước mơ gì của nhân dân?
- Lập dàn ý cho các đề văn sau:
- Hoàn thành bài viết kể chuyện theo chủ đề: Vua Hùng kén rể
- Viết một bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình. Gạch dưới những cụm dnah từ được sử dụng trong bài