Soạn văn 6 VNEN bài 23: Lượm

  • 1 Đánh giá

Lượm - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 tập 2 trang 55. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

A. Hoạt động khởi động

Họ là ai trong số những tấm gương thiếu niên anh dũng của nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Trả lời:

a. Kim Đồng

b. Lí Tự Trọng

c. Võ Thị Sáu

d. Nguyễn Bá Ngọc

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Lượm- sgk trang 56

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?

b. Lượm được kể và tả qua các sự kiện nào? Chọn ý trả lời đúng:

  • A. Tình cờ hai chú cháu gặp nhau và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm.
  • B. Lượm đến đồn mang cá và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm
  • C. Lượm đến hàng bè và Lượm đi liên lạc
  • D. Lượm đi liên lạc ở Huế và đồn mang cá.

c. Viết vào Phiếu học tập (nội dung như bảng dưới) những nội dung:

Hình ảnh nhân vật Lượm ( khổ 2,3,4,5)

Các chi tiết miêu tả

Vẻ đẹp đáng mến. đáng yêu

Các biện pháp nghệ thuật

Trang phục

Hình dáng

Cử chỉ

Lời nói

d. Tiếp tục tìm hiểu nội dung của bài thơ theo các gợi ý sau rồi trao đổi với bạn.

e. Ghi vào vở bài tập những lí giải của em vê hai vấn đề sau và trình bày trước nhóm:

(1) Câu thơ viết về sự ra đi của Lượm (" Lượm ơi, còn không?") đặt ở gần cuối bài như một lời kết thúc để lại những dư âm khó quên. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả đã lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, tươi vui?

(2) Trong bài thơm người kể đã dùng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau để gọi Lượm. Đó là những từ ngữ nào và có tác dụng gì đối với việc biểu hiện quan hệ, tình cảm giữa tác giả và Lượm?

g. Chọn phương án trả lời đúng để trả lời câu hỏi:

(1) Trong bài thơ, để tái hiện lại hình tượng nhân vật Lượm và biểu lộ cảm xúc của mình, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Nghị luận
  • D. Thuyết minh
  • E. Biểu cảm

(2) Tác dụng của phép kết hợp các phương thức này là:

  • A. Khắc họa nổi bật hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.
  • B. Tái hiện một câu chuyện xúc động về một thiếu niên anh dũng.
  • C. Bàn luận về một người anh hùng nhỏ tuổi trong kháng chiến.
  • D. Biểu hiện tình cảm, thái độ mến yêu, trân trog của nhà thơ.

h) Viết vở những nội dung mà em thu thập được sau khi học bài thơ Lượm theo các gợi ý sau:

  • Học tập Lượm, tuổi trẻ cần biết sống hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và có ý nghĩa.
  • Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm đã đem lại hiệu quả đáng kể cho việc khắc họa hình ảnh con người
  • ....

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu phép hoán dụ.

a. Đọc khổ thơ và phân tích về cụm từ:" Huế đổ máu" trong bảng dưới đây. cho biết ý kiến của em về cách chọn ô phù hợp:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau hàng Bè.

(Tố Hữu, Lượm)

“ Huế đổ máu”

Đúng

Sai

(1). Là cụm từ đượ dùng để diễn đạt thay cho “những người dân ở Huế đã đổ máu”( Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứu hai)

(2). " Huế" là từ chỉ địa danh, không thể đổ máu

(3) Cách t viết Huế đổ máu gây ấn tượng mạnh vì với cách diễn đạt này, tác gải đã thể hiện được nỗi đau đớn của thiên nhiên, con người xứ Huế và tội ác của kẻ thù

=> Xem hướng dẫn giải

b. Những từ ngữ in đậm sau được dùng để diễn đạt thay thể cho đối tượng (con người, sự vật,...) nào? Dựa vào quan hệ nào giữa chúng để có thể hoán đổi thay thế, tác dụng của các cách diễn đạt này?

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai?

(Ca dao)

*

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm hiểu về thể thơ bốn chứ

a. Hãy nêu cách ngắt nhịp của các câu thơ và tìm các từ hiệp vần với nhau trong khổ thơ sau:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

(Tố Hữu)

  • Nhịp thơ:...
  • Vần thơ:...

=> Xem hướng dẫn giải

b. Đọc phần khái quát về đặc điểm thơ bốn chữ trong khung sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ sau. Tìm những từ cùng vần với nhau trong đoạn thơ đó:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng chừng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

( Xuân Diệu, Tiếng không lời)

=> Xem hướng dẫn giải

c. Xác định và ghi lại các đặc điểm của thơ bốn chữ trong khổ thơ sau:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau hàng Bè

NhịpVần chânVần lưngVần liềnVần cách

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Tưởng tưởng mình là người kể chuyện trong bài thơ, hãy viết một đoạn văn gồm 10 câu) miêu tả lại chuyến đi công tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Chỉ ra và phân tích phép hoán dụ trong câu thơ sau:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tập làm thơ.

Chọn các từ thích hợp ở ô bên phải điền vào chỗ trống trong các khổ thơ bốn chữ sau:

a.

Đường đi thì....

Bờ..... thì xanh

Trời cao thì....

Em ơi! Có rõ.

b.

Qủa cau nho...

Cái..... vân....

Nay anh học....

Mai anh học xa

=> Xem hướng dẫn giải

D, Hoạt động vận dụng.

1. Hỏi người thân về các tấm gương thiếu niên anh hùng thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Kể cho người thân nghe những tấm gương thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan này nay mà em biết

=> Xem hướng dẫn giải

2. Dựa vào những ví dụ về các câu nói hàng ngày có sử dụng phép hoán dụ sau, hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ:

  • Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước.
  • Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ.
  • Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.
  • Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tập làm một bài thơ bốn chữ với chủ đề tự chọn

=> Xem hướng dẫn giải


  • 15 lượt xem
Chủ đề liên quan