Dựa vào những ví dụ về các câu nói hàng ngày có sử dụng phép hoán dụ sau, hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ:
2. Dựa vào những ví dụ về các câu nói hàng ngày có sử dụng phép hoán dụ sau, hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ:
- Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước.
- Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ.
- Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.
- Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.
Bài làm:
VD1:
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Các từ "tay, mặt, gan" không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.
VD2:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
(Tố Hữu)
Phép hoán dụ: Việt Bắc (vật chứa đựng) : thay cho người Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc.
VD3:
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
(Kiều)
Hoán dụ giữa bộ phận và toàn thể: dùngmá hồngđể chỉ người phụ nữ.
VD4:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
Quan hệ giữa vật thể và thời gian thường xuyên xuất hiện của nó (sen – mùa hạ, cúc – mùa thu)
Xem thêm bài viết khác
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả trong bài văn? (Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả? .....
- Giới thiệu với người thân và bạn bè một tác phẩm truyện, kí đã đọc
- Các nhóm trao đổi để điền vào Phiếu học tập dưới đây. Cử đại diện trình bày:
- Đọc các câu mở đầu những truyện đã học dưới đây, xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
- Nhận xét về mỗi nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học và điền vào bảng sau :
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác:
- Soạn văn 6 VNEN bài 33: Ôn tập cuối năm
- Qua cả các truyện dân gian và truyện trung đại đã học ở kì 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu suy nghĩ của em về đạo lý tình nghĩa của con người Việt Nam
- Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
- Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Tuân trong văn bản ở các khía cạnh sau:
- Đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong đoạn văn sau
- Liệt kê các chi tiết miêu tả và các hình ảnh so sánh về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác...