Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì?...
d) Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ , tính từ, hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu sau bằng cách trả lời các câu hỏi: Vị ngữ là từ hay cụm từ? Vị ngữ thuộc từ loại hay cụm từ loại nào? Mỗi câu có mấy vị ngữ? Vị ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
(1) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mội khi, xem hoàng hôn xuống.
(Tô Hoài)
(2) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
(3) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
(Nguyễn Tuân)
Bài làm:
- (1) Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. ( Vị ngữ là cụm từ, có 2 vị ngữ và là cụm động từ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Ai làm gì?)
- (2) Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. ( Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ và là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu Như thế nào?)
- (3) Vị ngữ: sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. ( Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ và là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu Như thế nào?)
Xem thêm bài viết khác
- Tập làm một bài thơ bốn chữ với chủ đề tự chọn
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả trong bài văn? (Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả? .....
- Tóm tắt nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn là gì...
- Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào?
- Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây có đúng không? Nếu không hãy sửa lại cho đúng.
- Soạn văn 6 VNEN bài 19: Bức tranh của em gái tôi
- Tìm trong đoạn văn trên từ 1-2 ví dụ cho mỗi loại: cụm danh từ, từ cụm động từ, từ cụm tính từ.
- Sưu tầm trên sách báo, mạng, In-tơ-nét một số quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết/ nói những câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt
- Xác định nhân vật chính và ngôi kể
- Đọc các câu mở đầu những truyện đã học dưới đây, xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
- Chọn các từ thích hợp ở ô bên phải điền vào chỗ trống trong các khổ thơ bốn chữ sau:
- Đặt 5 câu trần thuật đơn, trong đó có 3 câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật. 2 câu dùng để nêu ý kiến.