Gạch dưới các câu trần thuật có trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được.
3. Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.
a) Đọc đoạn văn sau :
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu bộ khỉnh, tôi mắng :
- Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dâm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(1) Gạch dưới các câu trần thuật có trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được.
(2) Xếp các câu trần thuật đó thành hai loại:
- Câu do một cặp chủ ngữ- vị ngữ (một cụm C-V) tạo thành
- Câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành.
(3) Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu tả, kể về một sự việc,s ự vật hay nêu một ý kiến.
Hãy cho biết: Các câu trần thuật đơn mà em vừa tìm được dùng để làm gì?
Bài làm:
(1)
Chưa nghe hết câu, tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
Rồi với bộ điệu bộ khỉnh, tôi/ mắng
Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, ta/ nào chịu được.
Tôi/ về, không một chút bận tâm.
(2)
Câu do một cặp chủ ngữ- vị ngữ (một cụm C-V) tạo thành | Câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành. |
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dà | Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. |
Rồi với bộ điệu bộ khỉnh, tôi mắng | |
Tôi về, không một chút bận tâm. |
(3) Tác dụng: dùng để kể, tả, nêu ý kiến
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định Soạn văn 8
- Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết và cảm xúc gì?
- Đặt câu để minh họa cho mỗi kiểu nhân hóa nêu trong Phiếu học tập dưới đây.
- Theo em, thông qua lời dẫn trên nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi nhắc viết văn miêu tả.
- Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau:
- Trình bày miệng trước lớp về ý nghĩa của sơ đồ sau
- Nêu suy nghĩa và cảm xúc của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ
- Nhận xét về ngôn ngữ của vân bản theo những gợi ý sau.
- Điền tiếp những tập hợp so sánh trong các câu ở mục a vào mô hình theo mẫu sau:
- Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?...
- Phương án nào đúng khi nói về các thành phần chính của câu?...
- Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ở cột A trên đây. Hãy cho biết bộ phận vị ngữ của mỗi câu do những từ hoặc cụm từ loại nó tạo thành.