Trao đổi với người thân về yêu cầu của bài văn tả người.
2. Trao đổi với người thân về yêu cầu của bài văn tả người.
Bài làm:
Những yêu cầu của một bài văn tả người ví dụ như:
Mở bài: * Giới thiệu người sẽ tả:
- Đó là ai, có quan hệ như thế nào với em?
- Ấn tượng sâu sắc của em về người đó (có thể là một kỉ niệm, một đặc điểm hay một sức thu hút nào đó từ người được mêu tả đối với mình)
Thân bài:
Tả hình dáng:
- Tả bao quát về tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), tuổi tác (già hay trẻ), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,…), cách ăn mặc,…(Có thể bạn không nhất thiết phải miêu tả hết những đặc điểm đó. Chỉ cần bạn khắc họa đâm nét một vài đặc điểm là đủ rồi. Các đặc điểm khác tự người đọc sẽ hình dung. Điều quan trọng là bạn phải biết miêu tả, gợi tả chứ không phải trình bày chung chung theo kiểu mơ hồ. Để làm được điều đó nhất thiết bạn phải sử dụng nhiều tính từ miêu tử, từ láy và các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu,…)
- Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,…): Ở phần này bạn cần miêu tả khá tỉ mỉ bởi nó làm người đọc quan tâm. Mỗi chi tiết nên khắc họa khác biệt, có nét nỗi bậc hoặc khác thường nào đó mà mình rất ấn tượng. Bạn nên chú trọng vào những chi tiết dễ gây sự chú ý nhiều nhất như đôi mắt, mái tóc, bàn tay,…
Tả hành động: ánh mắt, giọng nói, điệu cười, dáng đi, làm việc, …:
- Đây là phần làm cho nhân vật trở nên sống động, chân thực trước mắt người đọc. Bạn phải luôn dùng nhiều động từ, từ láy miêu tả âm thanh, tiếng động,… Nhất là lựa chọn miêu tả nhân vật trong trạng thái làm việc mới bộc lộ hết được vẻ chân thục của họ. Việc miêu tả hành động của con người giúp người đọc phán đoán, thấu hiểu người được miêu tả sâu sắc hơn
Tả tính tình, tình cảm: Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,…), cử chỉ, điệu bộ,…Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,…), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả.
- Phần miêu tả tính cách khá khó đối với nhiều học sinh. Ở phần này bạn chỉ cần khắc họa một nét tính cách nào dó của người được miêu tả, có ảnh hưởng sâu sắc đối với bạn, với gia đình, người thân,… là đạt yêu cầu. Ngoài ra bạn phải miêu tả sở thích của họ. Chính sở thích ấy làm cho nhân vật trở nên khác biệt
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ của em và người ấy: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng. Khi miêu tả chi tiết khuôn mặt hay toàn thân nên miêu tả theo thứ tự từ trên xuống dưới để đảm bải tính cấu trúc hình thể).
Kết bài: Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân…)
Xem thêm bài viết khác
- Tìm một ví dụ với mỗi mẫu so sánh sau. Viết kết quả vào bảng nhóm
- Trong các đoạn trích dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá?
- Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng ) kể lại một sự việc em đã được chứng kiến . Đọc kĩ để phát hiện lỗi về chủ ngữ ,vị ngữ ,lỗi chính tả (nếu có) trong bài và nêu cách sửa.
- Thử lần lượt từng phần câu trong câu trên rồi rút ra nhận xét:
- Nêu suy nghĩa và cảm xúc của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ
- Tìm hiểu trên Internet về giá trị của kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam
- Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói ấy?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trên thuật đơn có từ là vừa là tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc kiểu câu nào dưới đây.
- Giả sử trong kì nghỉ hè, gia đình em và một số gia đình khác cùng tổ chức một chuyến du lịch biển. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi theo gợi ý sau:
- Viết một đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả người thân mà em yêu quý. Trong khi tả sử dụng phép ẩn dụ
- Soạn văn 6 VNEN bài 30: Ôn tập về dấu câu
- Soạn văn 6 VNEN bài 17: Bài học đường đời đầu tiên.