Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được chứng kiến, được tham gia.
4. Củng cố một số kiến thức tập làm văn
Chọn một trong các đề sau, viết các ý chính vào vở bài tập
a. Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được chứng kiến, được tham gia.
b. Miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc một nơi khác mà em được chứng kiến
Bài làm:
I. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ( hồ Hoàn Kiếm)
II. Thân bài:
a. Vị trí địa lí, diện tích
- Trung tâm quận Hoàn Kiếm
- Tả ngạn song hồng
- Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
- Phía Nam: Hàng Khay
- Phía Tây: Lê Thái Tổ
- Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
b. Tên gọi gắn liền với lịch sử:
- LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
- THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
- HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
- TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.
c. Vẻ đẹp của Hồ
- Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
- Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
- Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
- Các công trình gắn liền với hồ: THÁP RÙA, ĐỀN NGỌC SƠN, ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện), TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ, CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG, TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ,...
d. Vai trò của hồ
- Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
- Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
- Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
- Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm
Xem thêm bài viết khác
- Đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong đoạn văn sau
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về sông nước, rừng đước Cà Mau.
- Tả lại hình ảnh người thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng (chú ý làm nổi bật sự khác biệt so vo với mọi ngày?
- Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau
- Phương án nào đúng khi nói về các thành phần chính của câu?...
- Hoàn thành sơ đồ sau để tìm hiểu cảm xúc của tác giả
- Nếu phải giới thiệu cho du khách nước ngoài hoặc những người chưa biết về cây tre Việt Nam em sẽ nói những gì? Lập dàn ý, Ghi lại những ý chính và tập nói cho bạn bè hoặc những người thân trong gia đình cùng nghe
- Đọc lại các câu có phép so sánh trong bài Vượt thác đã được liệt kê ở bài tập trên. Hãy chọn và phân tích gợi hình , gợi cảm của một trong số những phép so sánh đó
- Tìm các câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó và cho biết tác dụng của mỗi câu.
- Liệt kê các chi tiết miêu tả và các hình ảnh so sánh về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác...
- Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.
- Chỉ ra và phân tích phép hoán dụ trong câu thơ sau: