Soạn văn 6 VNEN bài 20: Vượt thác
Vượt thác- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 tập 2 trang 30. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
A. Hoạt động khởi động
a. Hình ảnh trên thể hiện cảnh gì? Hãy hình dung mình là nhân vật trong ảnh để phát biểu cảm nghĩ của mình.
b. Để vượt qua thử thách trong cuộc sống, con người cần có phẩm chất gì?
Trả lời:
a. Hình ảnh trên là hình ảnh một người đang chèo thuyền giữa ngọn sóng lớn.
b. Để vượt qua thửu thách trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống, không nản lòng gục ngã.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Vượt thác trang 31
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác:
b. Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên.
(1) Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả qua những chi tiết nào?
Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác:
- Những chi tiết nào miêu tả cảnh hai bên bờ sông:?
- Những chi tiết nào miêu tả dòng sông?
Đoạn sông có nhiều thác dữ:
- Những chi tiết nào miêu tả dòng nước?
Đoạn sông đã qua thác dữ:
- Những chi tiết nào miêu tả dòng sông?
- Những chi tiết nào miêu tả cảnh hai bên bờ sông?
(2) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên trong văn bản.
- Cảnh được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Vị trí quán sát của người miêu tả trong văn bản? Vị trí ấy có thích hợp hay không? Vì sao?
- Tìm hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu và cuối văn bản. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả chúng? Nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh.
c. Tìm hiểu vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác:
(1) Liệt kê các chi tiết miêu tả và các hình ảnh so sánh về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác | |
Các chi tiết miêu tả ngoại hình | Các chi tiết miêu tả hành động |
…. | …. |
Những hình ảnh so sánh |
(2) Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được như thế nào về vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chât, tư thế của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác?
d. Ghi lại ngắn gọn cảm xúc chung của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong cuộc vượt thác. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp con người? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuât nổi bật nào trong bài văn?
3. Tìm hiểu về các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh:
a. Nhận diện các kiểu so sánh:
Tìm từ ngữ so sánh trong câu thơ cột A. Nối câu thơ có phép so sánh ở cột A với nội dung ở cột B để xác định kiểu so sánh của câu thơ đó
A | B |
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng (Tế Hanh) | So sánh không ngang bằng |
Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nổi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi (Tố Hữu) | |
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giẫ mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ) | So sánh ngang bằng |
Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là lạnh phúc của em suốt đời (Trần Quốc Minh) |
b. Tác dụng của phép so sánh:
Đọc lại các câu có phép so sánh trong bài Vượt thác đã được liệt kê ở bài tập trên. Hãy chọn và phân tích gợi hình , gợi cảm của một trong số những phép so sánh đó
4. Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
Văn bản 1: " Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt....ban mai" - Đoàn Giỏi, đất rừng phương Nam
- (1) Văn bản trên tả cảnh gì?
- (2) Người tả cảnh đã lựa chọn vị trí nào để quan sát cảnh vật? Từ vị trí quan sát cảnh được miêu tả theo trật tự nào?
Văn bản 2: Lũy làng ( Ngô Văn Phú)
Nội dung của các phần?
(1) Đọc kĩ phần thứ hai của văn bản và xác định tác giả miêu tả cảnh vật theo trình tự nào( miêu tả từ trên xuống dưới), từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo trình tự thời gian...)
(2) Để miêu tả lũy làng tác giả đã sử dụng những chi tiết nghệ thuật nào? Em hãy liệt kê các chi tiết đó.
b. Để làm bài văn bản tả cảnh, em cần thực hiện những công việc gì? Bố cục của bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần? Ghi lại những câu trả lời đó vào vở?
C. Hoạt động luyện tập.
1. Tìm phép so sánh, xác định kiểu so sánh và chỉ ra tác dụng của chúng trong đoạn văn dưới đây:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm.
2. Chọn một trong số hai đề văn sau và chuẩn bị cho bài viết theo gợi ý.
Đề 1: Tả lại quang cảnh một dòng sông mà em có dịp quan sát.
Đề 2: Sân trường giờ ra chơi là một bức tranh sinh động. Em hãy miêu tả lại cảnh đó.
D. Hoạt động vận dụng.
1. Chọn một trong số các đè sau để viết bài văn tả cảnh:
Đề 1: Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai ngày tết đến, xuân về.
Đề 2: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.
Đề 3: Tả quang cảnh một hồ nước đẹp trong công viên.
Đề 4: Viết thư cho một người bạn ở xa tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng em ở vào một ngày mùa đông lạnh giá.
3. Có người nói: Cuộc đời luôn có nhiều ghềnh thác. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Xem thêm bài viết khác
- Nếu miêu tả một em bé ngây thơ bụ bẫm đang tập đi tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
- Quan sát các hình ảnh sau và trao đổi về quang cảnh một dòng sông hoặc khu rừng mà em biết?
- Trao đổi với người thân về yêu cầu của bài văn tả người.
- Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ sau. Tìm những từ cùng vần với nhau trong đoạn thơ đó:
- Giới thiệu với người thân và bạn bè một tác phẩm truyện, kí đã đọc
- Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau. Nếu câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, hãy bổ sung và sửa lại cho đúng.
- Tìm hiểu trên Internet về giá trị của kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam
- Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các phép tu từ đã học ở lớp 6?
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Chỉ ra lỗi trong các đơn sau, nêu lí do và đề xuất cách sửa .
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 em cảm thấy hứng thú nhất đối với bài học phần học nào? Vì sao?