-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Chọn một trong số các đè sau để viết bài văn tả cảnh:
D. Hoạt động vận dụng.
1. Chọn một trong số các đè sau để viết bài văn tả cảnh:
Đề 1: Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai ngày tết đến, xuân về.
Đề 2: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.
Đề 3: Tả quang cảnh một hồ nước đẹp trong công viên.
Đề 4: Viết thư cho một người bạn ở xa tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng em ở vào một ngày mùa đông lạnh giá.
Bài làm:
Đề 1: Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai ngày tết đến, xuân về.
Bài làm.
Vậy là một mùa xuân xinh đep nữa đã về.Xuân về trăm hoa khoe sắc, nhà nhà, người người chơi hoa. Nếu như ở miền Nam, những đoá hoa mai rực vàng trong nắng tô điểm phố phường thì ở miền Bắc, trong cái se lạnh của mưa phùn lớt phớt bay, những đóa hoa đào tươi tắn làm ấm lòng người.
Trở thành một nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình Việt Nam đều sắm cho mình một cành đào để trưng. Hoa đào là biểu tượng cho sự ấm cúng, hạnh phúc, an lành. Cây đào từ lâu đã trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình tôi vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.Để chọn được cây đào ưng ý, tết năm nay bố tôi đã lận lội đến tận làng Nhật Tân để đưa tận gốc cây đào về nhà an toàn. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem. Ngày bố tôi đưa cây đào về, chị em tôi vui mừng lắm, còn bàn nhau là sẽ trang trí thêm cho cây dải kim tuyến hay bộ đèn nhấp nháy nhiều màu sắc.
Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Vui mừng biết mấy là vào ngày Tết, những đứa trẻ lại thấy mình lớn hơn, được thêm một tuổi. Nhưng tôi yêu Tết còn bởi tết có cái đẹp của sắc đào. Không chỉ đẹp, hoa đào còn mang lại không khí ấm cúng, quây quần, vui vẻ trong mỗi gia đình. Cùng bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cành đào đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Tết Việt, để mỗi người con xa quê, khi lắng lòng nhớ tới quê hương, lại thấy lấp lánh sắc đào hồng tươi.
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác:
- Xác định chủ ngữ vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau :
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trên thuật đơn có từ là vừa là tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc kiểu câu nào dưới đây.
- Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp
- Soạn văn 6 VNEN bài 24: Cô Tô
- Đọc khổ thơ và phân tích về cụm từ:" Huế đổ máu" trong bảng dưới đây. cho biết ý kiến của em về cách chọn ô phù hợp:
- Qua văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, hãy rút ra đăc điểm của văn bản nhật dụng.
- Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
- Dựa vào Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 tập 2 Hãy kể tên một số văn bản thể hiện tập trung truyền thống yêu nước và lòng nhân ái theo bảng....
- Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.
- Đọc kĩ văn bản cây tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau:
- Sưu tầm trên sách báo, mạng, In-tơ-nét một số quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết/ nói những câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt