Đọc kĩ văn bản cây tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau:
c. Đọc kĩ văn bản cây tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Những biện pháp nghệ thuật nào được nhà văn Thép Mới sử dụng để nói về cây tre?
(2) Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó là gì?
(3) Tác giả đã nói đến những phẩm chất nào của cây tre?
(4) Từ loại nào được dùng nhiều nhất để nói về những phẩm chất đó?
Bài làm:
(1)+(2):
Tính từ, nhân hóa, so sánh:
- Ở đâu tre cũng xanh tốt.
- Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn.
- Thanh cao,giản dị, chí khí như người.
=> Tác dụng: Đẹp bình dị, có sức sống mãnh liệt, nhiều phẩm chất quý báu.
* Nhân hóa:
- Bóng tre trùm lên âu yếm…
- Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
=> Tác dụng : Nhân hóa tre như một người bạn, một thành viên trong gia đình.
* Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ
- Tre : chống lại, xung phong, giữ, hi sinh; tre, anh hùng lao động!; Tre, anh hùng chiến đấu!
=> Tác dụng: Tre như người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường
* Điệp từ “là”
- là khúc nhạc đồng quê
- là bóng mát
- là biểu tượng cao quý của dân tộc.
=> Tác dụng: khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa cây tre với dân tộc
Hình ảnh ẩn dụ: "măng non mọc thẳng" => Tác dụng biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước=> Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam
(3) Tác giả đã nói đến những phẩm chất của cây tre: giản dị, mộc mạc, thanh cao, kiên cường, dẻo dai
(4) Tính từ là từ loại được dùng nhiều nhất để nói về những phẩm chất đó.
Xem thêm bài viết khác
- Ở tiểu học, các em đã được học một bài về nhân vật Dế Mèn. Hãy nhớ lại tên bài và nội dung khái quát của bài học đó
- Soạn văn 6 VNEN bài 28: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- Tả lại gương mặt của một bạn trong lớp khi bạn say sưa đọc bài ( tả những nét chính trong khoảng 5-6 dòng)
- Viết vào vở nội dung chính của 3 đoạn trong bài:
- Sưu tầm 5-6 đoạn hoặc bài văn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là
- Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi:
- Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ sau. Tìm những từ cùng vần với nhau trong đoạn thơ đó:
- Chỉ ra và phân tích phép hoán dụ trong câu thơ sau:
- Viết bài văn kể lại câu chuyện về lòng thương người mà em đã chứng kiến hoặc đọc được trên sách, báo, trong đó sử dụng một vài câu văn miêu tả nhân vật để bài viết sống động
- Nhận xét về ngôn ngữ của vân bản theo những gợi ý sau.
- Đọc khổ thơ và phân tích về cụm từ:" Huế đổ máu" trong bảng dưới đây. cho biết ý kiến của em về cách chọn ô phù hợp:
- Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?...