Soạn văn 6 VNEN bài 11: Cụm danh từ
Soạn văn bài: Cụm danh từ - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 72. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động.
Đọc câu sau:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển
Hãy cho biết:
(1). Các từ ngữ in đậm trong câu bỏ sung ý nghĩa cho những từ nào?
(2). Những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa ấy thuộc từ loại nào?
(3) Nếu thiếu các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về cụm danh từ
a. Đọc thông tin sau:
Khi danh từ đảm nhận một trách nghiệm ngữ pháp trong câu trước hoặc sau danh từ thường có thêm một số từ ngữ phụ trạo thành một cụm danh từ. Nói cách khác cụm danh từ là một loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Hãy nêu lại các cụm danh từ trong câu nêu ở Hoạt động khởi động.
b. So sánh cách nói sau đây và cho biết ý nghĩa của danh từ hay ý nghĩa của các cụm danh từ chi tiết đầy đủ hơn:
- túp lều / một túp lều.
- một túp lều nát / một túp lều nát.
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
c. Tìm các cụm danh từ trong câu sau đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
d. Phân tích các cụm danh từ đã tìm được trong ví dụ ở mục c, điền vào mô hình với cụm danh từ:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
M: ba | con trâu | đực |
e. Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ ( có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ, khi làm vị ngữ thì phải có từ đứng trước). Hãy đặt hai câu trong có có cụm danh từ làm chủ ngữ, một câu có cụm danh từ làm vị ngữ.
2. Tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường
a. Đọc các đề văn sau và trả lời câu hòi:
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em
- Kể về môtj người bạn thân của em
- Kể về một người thầy cô giáo mà em nhớ mãi.
(1) Các đề văn trên yêu cầu người viết phải thực hiện gì khi làm bài?
(2) Nội dung các đề bài yêu cầu đều liên quan đến lĩnh vực" đời thường". Theo em " đời thường" là gì?
(3) Khi làm bài cho các đề văn trên, người viết có được tưởng tượng, hư cấu hay không? Vì sao?
b. Tự đặt hai đề văn kể chuyện đời thường.
c. Tìm hiểu ý và lập dàn ý cho một đề ở mục a.
C. Hoạt động luyện tập
1. a) Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
- (….) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại
- Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
b. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng kể về một người thân của em, trong đó sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ. Gạch dưới các cụm danh từ ấy.
2. Cho đề bài sau: kể lại một câu chuyện của lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ.
(1) Tìm và lập dàn ý cho đề bài trên.
(2) Chọn một ý trong phần thân bài, viết thành một đoạn văn tự sự, trong đó có sử dụng ít nhất 3 cụm danh từ, gạch chân 3 cụm danh từ ấy.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một đoạn văn( khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có sử dụng danh từ riêng.
2. Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy nghĩ nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi nói.
3* Viết một bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình. Gạch dưới những cụm dnah từ được sử dụng trong bài.