Giải bài 22A: Hương vị hấp dẫn

23 lượt xem

Giải bài 22A: Hương vị hấp dẫn - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 42. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát các tấm ảnh dưới dây, trả lời câu hỏi:

a. Em nghĩ gì khi ngắm những bức ảnh trên?

b. Nói 3-4 câu về hình ảnh đẹp trong một tấm ảnh ở trên hoặc trong tranh ảnh em sưu tầm

=> Xem hướng dẫn giải

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

a. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

b. Dựa vào bài văn, hãy nêu lại những nét đặc sắc của:

  • Hoa sầu riêng ...
  • Quả sầu riêng ...
  • Dáng sầu riêng ..., Thân ..., Cành ..., Lá ...

=> Xem hướng dẫn giải

c. Những câu văn nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?

(Chọn trong những câu sau để có câu trả lời:

- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

- Hoa sầu riêng trố vào cuối năm.

- Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

- Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.

- Khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê).

=> Xem hướng dẫn giải

7. Tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

1. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

(1) Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

(2) Hà Nội tưng bừng màu đỏ. (3) Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. (4) Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. (5) Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. (6) Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Theo Võ Nguyên Giáp

2. Xác định chủ ngữ trong các câu em vừa tìm được?

3. Chủ ngữ trong các câu trên nêu nội dung gì?

a. Chỉ sự vật có hoạt động được nêu ở vị ngữ.

b. Chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.

c. Chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

=> Xem hướng dẫn giải

8. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây và xác định chủ ngữ

(1) Ôi chao! (2) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (3) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. (4) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (5) Cái đầu tròn. (6) Hai con mắt long lanh. (7) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. (8) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. (9) Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

1. Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây em yêu thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Điền vào chỗ trống trong Phiếu học tập (chọn a hoặc b):

a. l hoặc n:

Em trồng cây lựu xanh xanh

Cuốc kêu chưa dứt mà cành đầy hoa.

Hoa lựu như ...ửa lập ...òe

Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.

Nhớ khi mưa lớn, gió ...ay

Em mang que chống cho cây cứng dần.

Trưa ...ay bỗng thấy ve ngân

Ve ngân trưa ...ắng, quả dần vàng tươi.

Trần Đăng Khoa

b. ut hoặc uc:

Con đò lá tr....' qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa

B...' nghiêng, lất phất hạt mưa

B ...' chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Theo Hồ Minh Hà

=> Xem hướng dẫn giải

4. Chọn từ ngữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau. Viết lại những từ ngừ đó vào vở.

M: nắng chan hòa.

Cái đẹp

Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: (nắng / lắng) ........ chan hòa như rót mật xuống quê hương, (khóm trúc / khóm trút) ....... xanh rì rào trong gió sớm, những bông .......... (cút, cúc) vàng (lóng lánh / nóng nánh) ............ sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người .............. (tạo nên / tạo nên): những mái chùa (cong vúc / cong vút), những bức tranh rực rỡ sắc màu, nhừng bài ca (láo lức / náo nức) ............ lòng người. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điếm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động ứng dụng

1. Ghi lại kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở)

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội