Giải bài 27 sinh 12: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh học 12 trang 119
Sinh vật luôn sống trong môi trường với các điều kiện luôn thay đổi không ngừng. Do đó, Các cá thể sinh vật cần thích nghi để tồn tại và phát triển, từ đó hình thành quần thể thích nghi. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung đó trong bài 27. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm đặc điểm thích nghi
- Đối tượng của CLTN là cá thể
- Đặc điểm thích nghi làm tăng khả năng sống sót và tăng khả năng sinh sản giúp loài phổ biến hơn
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi thể hiện qua:
- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các cá thể trong quần thể
- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
II. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi
- CLTN đóng vai trò:
- Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể
- Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
- Tốc độ sinh sản
- Khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài
- Áp lực CLTN
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Đối tượng: Bướm Biston betularia
- Thí nghiệm 1: Thả bướm vào rừng cây bạch dương thân trắng và quan sát màu sắc bướm
- Thí nghiệm 2: Thả bướm vào rừng bạch dương thân xám và quan sát màu sắc bướm
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì: chúng chỉ thích nghi với 1 loại môi trường nhất định.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 122 - sgk Sinh học 12
Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó.
Câu 2: Trang 122 - sgk Sinh học 12
Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích .quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại
Câu 3: Trang 122 - sgk Sinh học 12
Giải thích tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?
Câu 4: Trang 122 - sgk Sinh học 12
Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta gọi đó là các đặc điếm “bắt chước". Ví dụ một số loài côn trùng không có chứa chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?
Câu 5: Trang 122 - sgk Sinh học 12
Tại sao lúc đầu ta dùng một loại hoá chất thì diệt được tới trên 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuổc diệt lại giảm dần?
Xem thêm bài viết khác
- Giải thích tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ? Sinh học 12 trang 122
- Vì sao trên mỗi chặc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục?
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
- Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
- Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm đột ngột thì tần sổ alen lại thay đổi nhanh chóng? Sinh học 12 trang 117
- Vai trò của poliriboxom trong quá trình tổng hợp protein
- Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?
- Phân biệt 3 loại sinh thái
- Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao?
- Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội ở thực vật
- Giải thích quá trình tiến hoá lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến hoá phân nhánh.