Giải bài 3 vật lí 9: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng ampe kế và vôn kế như thế nào ? Để hiểu rõ về cách xác định, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về điện trở của dây dẫn
- Nội dung thực hành
A. Lý thuyết
- Trị số
không đổi với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dẫy dẫn đó. - Kí hiệu điện trở của dây dẫn trong sơ đồ mạch điện
- Điện trở biểu thị mức độ cản dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:
- Đơn vị điện trở: kí hiệu là Ω (ôm)
B. Nội dung thực hành
I. Chuẩn bị
Đối với mỗi học sinh:
- Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.
- Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
- Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
- Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
- Một công tắc.
- Chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài
II. Nội dung thực hành
- Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
- Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.
- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.
III. Mẫu báo cáo
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
Họ và tên:.................................. Lớp:.................................
1. Trả lời câu hỏi
a, Viết công thức tính điện trở
b, Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
c, Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
Hướng dẫn:
a) Công thức tính điện trở:
b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
2. Kết quả đo
a,
Kết quả đo Lần đo | Hiệu điện thế (V) | Cường độ dòng điện (A) | Điện trở ( |
1 | 1,0 | 0,02 | 50 |
2 | 2,0 | 0,04 | 50 |
3 | 3,0 | 0,06 | 50 |
4 | 4,0 | 0,08 | 50 |
5 | 5,0 | 0,1 | 50 |
b, Giá trị trung bình của điện trở:
R =
c, Nhận xét
Nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo: Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.
Xem thêm bài viết khác
- Trả lời câu hỏi C5,C6 bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng sgk Vật lí 9 trang 140
- Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4 A. Tính công suất điện của bóng đèn này và điện trở của bóng điện khi đó.
- Giải bài 24 vật lí 9: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Hướng dẫn giải câu 4 bài 1: Điện trở của dây dẫn Định luật ôm
- Hướng dẫn giải câu 2 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Giải bài 17 vật lí 9: Bài tập vận dụng định luật Jun Len-xơ
- Nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây?
- Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ? sgk Vật lí 9 trang 133
- Giải câu 5 bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng sgk Vật lí 9 trang 89
- Quan sát lại thí nghiệm trên và cho biết trong ba tia tới thấu kính phân kì, tia nào đi qua thấu kính không bị đổi hướng ? Tìm cách kiểm tra điều này sgk Vật lí 9 trang 120
- Giải câu 7 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì sgk Vật lí 9 trang 123
- Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn vói hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a và b