Giải bài 4 vật lí 6: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Làm cách nào để xác định được thể tích một vật rắn? Để nghiên cứu vấn đề đó, Tech12 xin chia sẻ với các bạn bài Đo thể tích vật rắn không thấm nước thuộc chương trình vật lí lớp 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với các bạn.
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
- Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
- Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 15 SGK lí 6)
Quan sát hình 4.2 (SGK) và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.
Câu 2. (Trang 15 SGK lí 6)
Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a (SGK).
Hãy mô ta cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3 (SGK).
Câu 3. (Trang 16 SGK lí 6)
Chọn từ thích hợp trong ngoặc kép đề điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"tràn ra, thả chìm, thả, dâng lên"
Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a) (1)........ vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) ............. bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3).............. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)............ bằng thể tích của vật.
Câu 4. (Trang 17 SGK lí 6) Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì ?
Câu 5. (Trang 17 SGK lí 6)
Hãy tự làm một bình chia độ: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 .... cho đến khi nước đầy bình chia độ.
Câu 6. (Trang 17 SGK lí 6)
Hãy tìm hai vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa tạo ra.
=> Trắc nghiệm vật lí 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Xem thêm bài viết khác
- Giải vật lí 6: Bài tập 6 trang 84 sgk
- Vật lý 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 5)
- Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: "Làm sao biết trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung?"
- Tìm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống của câu sau:
- Hãy viết đầy đủ câu dưới đây: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1).... vật B hoặc làm (2)................... vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
- Trên vỏ hộp sữa ông Thọ có ghi: "Khối lượng tịnh 397 g". Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp ?
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 9) Vật lý 6
- Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau sgk Vật lí 6 trang 78
- Dùng từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trông của các câu sau: "kim chỉ thị, bảng chia độ, lò xo"
- Giải C1: Trang 50 Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2
- Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.
- Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chồ trống trong các câu sau :