Giải bài 30 vật lí 6: Tổng kết chương II: Nhiệt học
Hôm nay, KhoaHoc xin chia sẻ bài Tổng kết chương II: Nhiệt học thuộc chương trình SGK Vật lí lớp 6 với mục đích ôn tập lý thuyết của chương và hướng dẫn giải các bài tập. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1.Thể tích của chất tăng lên khi nhiệt độ tăng, và giảm đi nếu nhiệt độ giảm.
2. Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3. Một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn: Cố định một thanh thép bằng cách dùng chốt ngang ở một đầu của thanh thép, đầu còn lại dùng ốc vặn siết chặt, sau đó dùng bông tẩm cồn đốt thật nóng thanh thép.
4. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế,...
Công dụng của nhiệt kế: Thường dùng để đo nhiệt độ của các vật
5.
6. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định.
Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của chất.
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng khi ta vẫn tiếp tục đun.
8. Chất lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
9. Ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng, dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ. Sư bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn giải các bài tập vận dụng
Bài tập 1: trang 89 - sgk vật lí 6
Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng ?
A. Rắn - khí - lỏng
B. Lỏng - rắn - khí
C. Rắn - lỏng - khí
D. Lỏng - khí - rắn.
Bài tập 2: trang 89 - sgk vật lí 6
Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả ba loại trên đều không dùng được.
Bài tập 3: trang 90 - sgk vật lí 6
Tại sao trên dường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong (H.30.1). Hãy vẽ lại hình của đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi ?
Bài tập 4: trang 90 - sgk vật lí 6
Hãy sử dụng dữ liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau:
Bảng 30.1
Chất | Nhiệt độ nóng chảy (C) |
Nhôm | 660 |
Nước đá | 0 |
Rượu | -117 |
Sắt | 1535 |
Đồng | 10083 |
Thủy ngân | -39 |
Muối ăn | 801 |
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo những nhiệt độ này không ? Tại sao ?
d)
Hình 30.2 vẽ một thang nhiệt độ từ -200C đến 1600C. Hãy:
- Dùng bút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.
- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với 0C của thang hình bên).
- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong ở thể rắn, thể lỏng?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây:
+ Hơi nước?
+ Hơi đồng?
+ Hơi thuỷ ngân?
+ Hơi sắt?
Bài tập 5: trang 91 - sgk vật lí 6
An và Bình cùng luộc khoai. Khi nồi khoai bắt đầu sôi, Bình bảo An nên rút bớt củi ra, chỉ để ngọn lửa nhỏ, đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi. An lại nói, phải tiếp tục chất thềm củi nữa, để ngọn lửa cháy thật to, vì An cho rằng, càng đun cho lửa to, thì nước luộc khoai càng nóng, như vậy khoai càng mau chín. Ý kiến nào đúng? Tại sao?
Bài tập 6: trang 91 - sgk vật lí 6
Hình 30.3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:
a) Các đoạn BC, DE ứng với các quá trình nào ?
b) Trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào ?
=> Trắc nghiệm vật lí 6 bài 30 vật lí 6: Tổng kết chương II: Nhiệt học
Xem thêm bài viết khác
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc kép đề điền vào chỗ trống trong các câu sau: "tràn ra, thả chìm, thả, dâng lên"
- Giải bài 16 vật lí 6: Ròng rọc
- Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (Hình 2.4 SGK)
- Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong các câu sau đây sgk vật lí 6 trang 87
- Trong cuộc tranh luận của Bình và An (nêu ở phần đầu bài), ai đúng, ai sai ? sgk vật lí 6 trang 87
- Quan sát hình 6.4 (SGK). Đoán xem: sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau ?
- Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?-trang 62 sgk vật lí 6
- Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?
- Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
- Vật lý 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 10)
- Giải bài 10 vật lí 6: Lực kế Phép đo lực Trọng lượng và khối lượng
- Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: "lực hút ; Trái Đất ; cân bằng ; biến đổi"