Giải vật lí 6: Bài tập 4 trang 90 sgk
Bài tập 4: trang 90 - sgk vật lí 6
Hãy sử dụng dữ liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau:
Bảng 30.1
Chất | Nhiệt độ nóng chảy (C) |
Nhôm | 660 |
Nước đá | 0 |
Rượu | -117 |
Sắt | 1535 |
Đồng | 10083 |
Thủy ngân | -39 |
Muối ăn | 801 |
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo những nhiệt độ này không ? Tại sao ?
d)
Hình 30.2 vẽ một thang nhiệt độ từ -200C đến 1600C. Hãy:
- Dùng bút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.
- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với 0C của thang hình bên).
- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong ở thể rắn, thể lỏng?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây:
+ Hơi nước?
+ Hơi đồng?
+ Hơi thuỷ ngân?
+ Hơi sắt?
Bài làm:
a) Sắt có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
b) Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
c) Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50C vì nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn -50C, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo những nhiệt độ này vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân là -39C, cao hơn -50C.
d) Ghi vào thang nhiệt độ, nhiệt độ nóng chảy của các chất.
Ở nhiệt độ này, các chất ở thể rắn là: nhôm, muối, sắt. Các chất ở thể lỏng là: nước, rượu, thủy ngân
Ở nhiệt độ của lớp học, trong không khí có thể có hơi nước.
Xem thêm bài viết khác
- Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.
- Giải vật lí 6: Bài tập 5 trang 91 sgk
- Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo ?
- Giải bài 30 vật lí 6: Tổng kết chương II: Nhiệt học
- Giải vật lí 6: Bài tập 7 trang 84 sgk
- Hướng dẫn giải câu 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu? trang 63 sgk vật lí 6
- Giải câu 5 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) sgk Vật lí 6 trang 78
- Hãy chỉ trên các hình 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 (SGK) xem đâu là cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.
- Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?
- Trong suốt thời gian nóng cháy, nhiệt dộ của băng phiến có thay đổi không? Đường biểu diễn từ phút 8 đến phút 11 là đoạn thắng nằm nghiêng hay nằm ngang? trang 76 sgk vật lí 6
- Hãy tự trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài học. Biết rắng, ở Pháp tháng Một đang là mùa đông, còn tháng Bảy đang là mùa Hạ.- trang 59 sgk vật lí 6