Giải sinh học 9 bài 45-46: Thực hành Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật Sinh học lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Mục tiêu
- Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm len dời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
Dụng cụ chuẩn bị:
- Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
- Giấy kẻ li có kích thước mỗi ô lớn 1cm, trong ô lớn có các ô nhỏ 1mm
- Bút chì
- Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilon đựng động vật nhỏ
- Dụng cụ đào đất nhỏ.
- Băng hình về các môi trường sống của sinh vật
III. Cách tiến hành
1. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
- Quan sát các loài sinh vật sống trong địa điểm thực hành và điền nội dung quan sát vào bảng 45.1
2. Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá
- Bước 1: Quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau trong khu quan sát. Chọn và đánh dấu kết quả quan sát vào bảng 45.2
- Bước 2: Vẽ hình dạng phiến lá lên giấy kẻ ô li
3. Tìm hiểu môi trường sống của động vật
- Tìm hiểu quan sát các động vật nhỏ ví dụ như các loài côn trùng, giun đất, thân mềm,...
- Điền nội dung quan sát được vào bảng 45.3
IV. Thu hoạch
1. Kiến thức lí thuyết
- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
- Có hai nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật là:
Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống).
Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
- Đặc điểm lá cây ưa sáng: phiến lá hẹp, dày, có nhiều gân, có màu xanh nhạt, lớp cutin dày, có lông bao phủ.
- Đặc điểm lá cây ưa bóng: phiến lá rộng, mỏng, có ít gân, có màu xanh thẫm, không có lớp cutin và lông bao phủ.
- Các loài động vật mà em quan sát được, có 1 số loài sống trong nước, 1 số loài ưa ẩm và 1 số loài ưa khô.
Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành
Tên sinh vật | Nơi sống | |
Thực vật | Dây tơ hồng, phong lan | Môi trường sinh vật |
Hoa súng, bèo hoa dâu | Môi trường nước | |
Cây lúa, cây xà cừ, cây lá lốt, cây ngải cứu | Môi trường trên cạn | |
Động vật | Cừu, trâu, sếu, cáo | Môi trường trên cạn |
Giun đất | Môi trường trong đất | |
Sán dây, sán lá gan | Môi trường sinh vật | |
Cá | Môi trường nước | |
Nấm | Nấm tai mèo | Môi trường sinh vật |
Địa y | Môi trường sinh vật |
Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây
STT | Tên cây | Nơi sống | Đặc điểm của phiến lá | Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là | Những nhận xét khác |
1 | Cây bàng | Trên cạn | Phiến lá dài, lá màu xanh nhạt | Lá cây ưa sáng | |
2 | Cây chuối | Trên cạn | Phiến lá to và rộng, lá màu xanh nhạt | Lá cây ưa sáng | |
3 | Cây hoa súng | Trên mặt nước | Phiến lá to rộng, lá màu xanh thẫm | Lá cây nổi trên mặt nước | |
4 | Cây lúa | Nơi ẩm ướt | Phiến lá dài, lá nhỏ, có lông bao phủ, lá màu xanh nhạt | Lá cây ưa sáng | |
5 | Cây rau má | Trên cạn nơi ẩm ướt | Phiến lá mỏng, nhỏ, lá màu xanh thẫm | Lá cây ưa sáng | |
6 | Cây lô hội | Trên cạn | Phiến lá dày, dài | Lá cây ưa bóng | |
7 | Cây rong đuôi chồn | Dưới nước | Phiến lá rất nhỏ | Lá cây chìm trong nước | |
8 | Cây trúc đào | Trên cạn | Phiến lá dài, có lớp sáp bao phủ | Lá cây ưa sáng | |
9 | Cây lá lốt | Trên cạn, nơi ẩm ướt | Phiến lá mỏng, bản lá rộng, lá màu xanh thẫm | Lá cây ưa bóng | |
10 | Cây lá bỏng | Trên cạn | Phiến lá dày, lá màu xanh thẫm | Lá cây ưa bóng |
Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được
STT | Tên động vật | Môi trường sống | Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống |
1 | Ruồi | Môi trường trên cạn (trên không) | Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn |
2 | Giun đất | Môi trường trong đất | Cơ thể dài, phân đốt, hô hấp qua da |
3 | Ốc sên | Môi trường trên cạn | Có vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt |
4 | Châu chấu | Môi trường trên cạn (trên không) | Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật |
5 | Cá chép | Môi trường nước | Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang |
6 | Ếch | Môi trường trên cạn và nước (nơi ẩm ướt) | Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi |
7 | Rắn | Môi trường trên cạn | Không có chân, da khô, có vảy sừng |
8 | Mực | Môi trường nước | Thân mềm, đầu có nhiều tua |
2. Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát
- Môi trường này đã đảm bảo tốt cho động và thực vật sinh sống.
- Qua bài thực hành: em đã tìm hiểu và phân loại được các loài thực vật dựa vào đặc điểm hình thái của chúng cũng như môi trường sống của một số loài động vật.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 47 sinh 9: Quần thể sinh vật
- Giải bài 49 sinh 9: Quần xã sinh vật
- Giải bài 17 sinh 9: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:
- Giải sinh học 9 bài 20: Thực hành Quan sát và lắp mô hình ADN
- Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?
- Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.
- Giải bài 59 sinh 9: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
- Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?