Giải thích cho người thân hoặc bạn bè ý nghĩa một câu tục ngữ mà em thích.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Giải thích cho người thân hoặc bạn bè ý nghĩa một câu tục ngữ mà em thích.
Bài làm:
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Đây chính là những câu tục ngữ mà em thích nhất. Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người đó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống. Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm trên sách báo hoặc In-ter-net 2-3 bài văn biểu cảm và 2-3 đoạn văn nghị luận. Ghi lại tên các văn bản đó và nêu vắn tắt nội dung....
- Phân công các nhóm làm Sổ tay chính tả.
- Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Bài văn lập luận giải thích cần được thực hiện theo những bước nào?...
- Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" Muốn lành nghề. chớ nề học hỏi"
- Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội , có ý kiến cho rằng : Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người ...
- Soạn văn 7 VNEN bài 31: Ôn tập tổng hợp
- Theo em, lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị giống và khác nhau ở điểm nào ?
- Soạn văn 7 VNEN bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách...
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương em sinh sống đã được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) ...
- Ghi tóm tắt nội dung chính của các bài thơ / đoạn thơ ở cột trái vào cột phải trong bảng dưới đây :