Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
b) Điền vào bảng dưới đây tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản:
Làn điệu ca Huế | Nhạc cụ | Ngón đàn |
c) Nối tên từng làn điệu ca Huế ở cột trái với các đặc điểm nổi bật của nó ở cột phải cho phù hợp.
a.Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh | (1)Náo nức, nồng hậu, tình người |
b.Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung | (2).Buồn bã |
c.Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện | (3)Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh |
d.Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân | (4)Buồn man mác thương cảm bi ai vương vấn |
e. Tứ đại cảnh | (5) Không vui không buồn |
(6) Réo rắt, du dương |
d) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương.
e) Ca Huế được hình thành từ đâu ?
f) Qua văn bản em hiểu thêm gì về xứ Huế ?
Bài làm:
a.
Văn bản thuộc thể loại bút kí.
Các văn bản cùng thể loại là : Cô tô, Cây tre việt nam, Lòng yêu nc, Lao Xao, Một thứ quà của lúa non : Cốm,...v...v...
b.
Làn điệu ca Huế | Nhạc cụ | Ngón đàn |
Các điệu hò: chèo cạn, bài thai đưa linh, giã gạo, re em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện. Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân. Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. | đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh | ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. |
c. Nối như sau: a-2 b-1 c-3 d-4 e-5.
d. Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào. Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào làm nên một đêm trăng kì diệu đưa con người hòa mình với sông nước, với xứ Huế mộng mơ.
e. Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
g. Sau khi học xong văn bản này giúp em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế. Đó là điệu dân ca có sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình. Như vậy vùng đất Huế ko chỉ nổi tiếng bởi những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh mà nó còn nổi tiếng bởi các làm điệu dân ca. Dân ca Huế đó là 1 hình thức sinh hoạt văn hoá, được coi là 1 di sản, 1 món ăn tinh thần của người Huế nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung. Một sản phẩm tinh thần thật đáng trân trọng, tự hào. Mỗi chúng ta cần lưu truyền, bảo tồn và phát triển để làm điệu dân ca xứ Huế sống mãi cùng với thời gian, thể hiện bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt.
Xem thêm bài viết khác
- Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em đọc nhiều sách ấy.
- Bài văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” Dựa trên dàn bài mà em hoặc bạn đã lập trên lớp.
- Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào mang màu sắc địa phương ? Vì sao ?
- Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau: Cuộc chia tay của những con búp bê, một thứ quà của lúa non: Cốm
- Tìm trên sách báo hoặc In-ter-net 2-3 bài văn biểu cảm và 2-3 đoạn văn nghị luận. Ghi lại tên các văn bản đó và nêu vắn tắt nội dung....
- Hoàn thành bảng sau và cho biết : Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì ?
- Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại , cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì ?
- Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng
- Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau ?
- Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật
- Soạn văn 7 VNEN bài 17: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ?...