Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?...
4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b. Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
c. Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác so với các văn bản truyện thơ đã học?
d. Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính-công vụ). Vậy theo em, văn bản hành chính có đặc điểm gì về mục đích, nội dung và hình thức trình bày?
e) Trong văn bản hành chính có những mục nào nhất thiết phải ghi rõ?
Bài làm:
a. Khi cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó xuống cấp thấp hơn, họãc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.
Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng vãn bản đề nghị.
Viết báo cáo khi: cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
b. Mục đích của các loại văn bản trên:
- Thông báo: phô biến một nội dung nào đó. -
- Văn bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.
- Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.
c. Giống nhau: trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn)
Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
=> Hình thức trình bày, ba văn bản trên khác so với các tác phẩm thơ văn ở chỗ: các tác phẩm thơ văn dùng hư cấu và tưởng tượng của các tác giả, vì vậy nó thường mang phong cách riêng của từng người, và ngôn ngữ cũng mang tính hình tượng cao. Còn văn bản hành chính thì phải rò ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẩu, tuân theo số mục nhất định và không được viết theo sự hư câu, tưởng tượng.
d. Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
e. Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Tên văn bản.
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...
- Soạn văn 7 VNEN bài 20: Thêm trạng ngữ cho câu- câu đặc biệt
- Dựa vào kết quả mục a) em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình.
- Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :
- Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) về chủ đề tự chọn, trong đó có câu :
- Điền tên các kiểu câu đơn vào chỗ trống, sau đó vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở bài tập...
- Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
- Kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung khái quá các phần theo bố cục của văn biểu cảm:
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?...
- Phân công các nhóm làm Sổ tay chính tả.