Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu
a) Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
(1) Ca dao, tục ngữ :.....................................................................
(2) Tục ngữ :.................................................................................
(3) Thơ trữ tình :..........................................................................
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :......................................
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật :.......................................
(6) Thơ lục bát :............................................................................
Bài làm:
(1) Ca dao, tục ngữ: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc
(2) Tục ngữ : là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền
(3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ
(6) Thơ lục bát: Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Soạn văn 7 VNEN bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- Mở rộng câu
- Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?
- Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.
- So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.
- Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống:
- Soạn văn 7 VNEN bài 26: Sống chết mặc bay
- Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :
- Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.
- Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.
- Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống.
- Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào cần phải viết văn bản báo cáo? Hãy nêu một tình huống khác mà theo em, cần phải viết văn bản báo cáo.