Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
b. Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
MẤT RỒI
Một người có việc đi xa, dặn con:
- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!
Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:
- Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.
Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.
Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:
- Bố cháu có nhà không?
Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:
- Mất rồi.
Ông khách sửng sốt:
- Mất bao giờ?
- Thưa... tối hôm qua.
- Sao mà mất nhanh thế?
- Cháy ạ.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài làm:
Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:
- “Mất rồi”: ý cậu bé là tờ giấy mất rồi nhưng người khách hiểu ý khác: bố cậu bé đã mất (chết).
- “Thưa... tối hôm qua”: ý cậu bé là làm mất tờ giấy hôm qua nhưng người khách hiểu: bố cậu bé đã mất tối hôm qua.
- “Cháy ạ”: ý cậu bé là tờ giấy bị cháy, nhưng người khách hiểu: bố cậu bé mất vì cháy.
Ba câu trên đều rút gọn chủ ngữ là “tờ giấy”, khiến ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé.
-> Bài học: khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng.
Xem thêm bài viết khác
- Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật. Em hãy phân tích ,chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau :
- Thế nào là văn nghị luận? Mục đích, tác dụngcủa văn nghị luận là gì? Bài văn nghị luận thường có bố cục như thế nào?
- Yếu tố nào không thuộc đặc trưng của văn bản nghị luận?
- Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
- Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản
- Ghi tóm tắt nội dung chính của các bài thơ / đoạn thơ ở cột trái vào cột phải trong bảng dưới đây :
- Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã lập luận theo trình tự từ những nhận xét khái quát đến
- Từ việc phân tích hai văn bản trên, hãy rút ra mục đích, nội dung của văn bản báo cáo và điền vào bảng sau:
- Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam.
- Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ?....
- Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:
- Soạn văn 7 VNEN bài 29: Ôn tập văn bản văn học