Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ?....
3. Rút gọn câu.
a) Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ?
- (1) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- (2) Chúng ta cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ?
c) Trong những câu in đậm dưới đây , thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao người ta lại lược bỏ chúng ?
(1) Hai, ba bạn học sinh chạy ùn ra sân. Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa .
(2) - Cậu ăn cơm chưa ?
- Chưa.
d) Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau
- Khi nói hoặc viết , có thể ...... một số thành phần của câu, tạo thành câu......
- Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :
- Làm cho câu ...... , vừa thông tin được ..... , vừa tránh ..... lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.
- Ngụ í hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của ...... mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).
e) Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?
Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui. Tập múa hát . Nhảy dây . Chơi kéo co.
g) Theo em, có cần thêm từ ngữ vào câu in đậm dưới đây không ? Vì sao ?
- Ngày mai, mấy giờ con phải có mặt ở trường để đi tham quan ?
- 6 giờ .
h) Từ các bài tập trên và dựa vào gợi í sau đây , hãy cho biết khi rút gọn cậu, cần phải lưu í những điều gì ?
- Khi rút gọn, câu cần chú ý :
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu ... hoặc hiểu không ................ nội dung cần truyền tải .
- Không biến câu nói thanh câu .........., ............
Bài làm:
a. Sự khác nhau về cấu tạo đó là: ở câu (1) thiếu thành phần chủ ngữ trong khi ở câu (2) thành phần chủ vị đầy đủ.
b.
- Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1): chúng tôi, chúng ta, các bạn, tôi, Lan,...
- Chủ ngữ trong câu (1) lược bỏ vì câu (1) vốn là câu tục ngữ, bản thân câu tục ngữ thường ngắn gọn dùng để đưa ra lời khuyên cho người đọc, người nghe thế nên có thể lược bỏ.
c.
- Trong câu in đậm:" Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa ." thiếu thành phần vị ngữ vì thành phần chủ ngữ trong câu đều làm cùng một hành động với câu trước, người viết không muốn nói lặp lại.
- Trong câu:" Chưa" đã lược bỏ đi cả chủ ngữ và vị ngữ ( đáng lẽ là " Tới chưa ăn cơm") vì trong câu hỏi đã chứa những thông tin bị lược rồi.
d. Khi nói hoặc viết , có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.
- Ngụ í hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).
e. Các câu in đậm trên thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì rất khó xác định chủ ngữ do câu trước chủ ngữ chưa từng xuất hiện.
g. Cần thêm từ vào câu in đậm để thể hiện thái độ tôn trọng lễ phép khi trả lời người lớn.
h. Khi rút gọn, câu cần chú ý :
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần truyền tải .
- Không biến câu nói thanh câu cộc lốc, khiếm nhã
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm và ghi lại những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng trạng ngữ hoặc câu đặc biêt.
- Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào trong câu được rút gọn. Rút gọn như vậy để làm gì?
- Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại , cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì ?
- Đọc bảng dưới đây, sau đó điền dấu gạch ngang vào các ô vuông trong các ví dụ cho phù hợp :
- Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:
- Những câu tục ngữ đã học có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
- Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.
- Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật
- Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
- Giới thiệu ngắn gọn về tinh thần yêu nước được thể hiện ở mỗi hình ảnh sau đây.
- Soạn văn 7 VNEN bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...