Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2).
I. Chuyển hóa năng lượng
1. Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2). Vẽ sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin.
2. Hình 3.3 mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác.
a) Tên ba dạng năng lượng đó là gì?
b) Nêu thêm một thiết bị điện biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
3. Hóa năng có thể chuỷen hóa thành các dạng năng lượng nào?
4. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (6).
a) Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ___(1)___ giúp ta đạp xe.
b) Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành ___(2)___ và ___(3)___
c) Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu, ) khi đốt cháy được chuyển hóa thành ___(4)___, ___(5)___ và ___(6)___ của máy bay, tàu hỏa.
Bài làm:
1. Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng: điện năng; quang năng
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:
hóa năng --> điện năng --> quang năng
2. a) Tên ba dạng năng lượng là: cơ năng; nhiệt năng; năng lượng âm.
b) Các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác: quạt; ti vi; điện thoại; ...
3. Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, động năng.
4. Ta điền như sau:
(1) - động năng
(2) - nhiệt năng
(3) - năng lượng ánh sáng
(4) - động năng
(5) - điện năng
(6) - thế năng
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 38: Đa dạng sinh học
- Nêu một vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.
- Cho một thìa dầu ăn vào chai nước, lắc mạnh, hỗn hợp chuyển thành
- Mô tả các loại nấm mốc trên mẫu vật đã chuẩn bị theo các tiêu chí trong bảng sau
- Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 30: Nguyên sinh vật
- Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau
- Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không?
- Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được
- Tại sao khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau?
- Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
- Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (bôxit), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất gì.