Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về ngày hội
4. Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về ngày hội
Bài làm:
Ví dụ mẫu:
CẢNH SẮC YÊN TỬ
Đường lên cáp lượn mây trắng bay
Thăm thẳm non xanh, sương giăng dầy
Giải oan tên suối như nuối tiếc
Nghìn đời sau ai biết giải bày!
Hội chùa Yên Tử gọi mùa xuân
Bảy trăm năm trước nhớ vua Trần
Xa nơi trần tục về cửa Phật
Đến chốn mây trời dựng Trúc Lâm.
Mặt đá rêu phong xen cỏ hoa
Rừng thông gió hát, trắng mây ngàn
Non cao trời đất như gần lại
Mờ ảo thực hư cõi niết bàn.
Cây đại người trồng mấy trăm năm
Dáng đứng còng queo trải tháng năm
Khói, sương phảng phất u tĩnh mịch
Chuông ngân nhớ mãi Thiền Trúc Lâm
VỀ MIỀN QUAN HỌ
Đến hẹn về với Hội Lim
Gái trai trẩy hội khắp miền gần xa
Áo dài mớ bảy mớ ba
Ô lục soạn, áo the hoa gấm màu
Nón ba tầm, nón quai thao
Khăn xếp bên yếm lụa đào sánh đôi
Làm xao xuyến cả lòng người
Quê em Kinh Bắc đất trời vào xuân
Câu ca Quan họ níu chân
Đàn anh, đàn chị duyên thầm gửi trao
Mạn thuyền đối đáp cùng nhau
Tiêu Tương gợi nhớ thuở nào Trương Chi
“ Người ơi người ở đừng về”
Hẹn năm sau lại qua nghe hát cùng.
Xem thêm bài viết khác
- Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau: Làm cho tóc gọn và mượt, trái nghĩa với lười biếng, trái nghĩa với ngoài.
- Giải bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào?
- Giải bài 14A: Người liên lạc mưu trí
- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang cầm cái gì? Thử đoán xem họ đang nói gì?
- Câu chuyện nói với em điều gì?
- Hỏi người thân xem ở quê em có cảnh đẹp gì, có đặc sản gì hoặc có lễ hội nào?
- Đoạn thơ dưới đây tả sự vật và con vật nào? Các sự vật, con vật được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
- Con người cần làm gì để bảo vệ mái nhà chung?
- Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào? Anh kim phút đi như thế nào? Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
- Giải bài 10C: Gắn bó với quê hương
- Trong đoạn thơ dưới dây, tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
- Giải bài 26B: Những ngày hội dân gian