Hãy kể tên một số dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ thường dùng trong môn Khoa học tự nhiên
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1/ Hãy kể tên một số dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ thường dùng trong môn Khoa học tự nhiên
2/ Kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng
3/ Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả?
4/ Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học
Bài làm:
1/
- Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ bảng, thước dây
- Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet
- Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường
- Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu
2/ Cân đồng hồ, thước kẻ bảng, thước cuộn...
3/ Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì chúng ta sẽ đọc sai độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ. Từ đó việc ghi kết quả và đo theo vạch sẽ không chính xác.
4/
- Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại:
- Thị kính: bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
- Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.
- Hệ thống chiếu sáng:
- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng
- Hệ thống điều chỉnh:
- Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
- Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
- Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
- Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
- Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
- Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 13: Từ tế bào đến cơ thể
- [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo
- BT 3 sgk trang 29: Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ "Hành trình của bầy ong"
- Những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể sử dụng những cách làm nước bay hơi nào để thu muối ăn?
- Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm.
- Hoả hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài: Bài tập (Chủ đề 11)
- Kể tên một số lương thực - thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.
- Bài tập (Chủ đề 1 và 2)
- Bài tập 2: Bài thực hành phân chia các nhóm thực vật
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 24: Đa dạng sinh học