Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Sự sinh sản ở cây xanh
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 16: Sự sinh sản ở cây xanh - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 6, tập 1,trang 95". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Từ một cây đậu xanh, làm thế nào để tạo được nhiều cây đậu con?
- Ngoài cách sinh sản như cây đậu trên thì cây xanh có hình thức sinh sản nào khác nữa? Cho ví dụ.
Em hãy phân chia hình thức sinh sản thành 2 nhóm và nêu tiêu chí phân loại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu sinh sản vô tính của thực vật – hình thức sinh sản sinh dưỡng
a, Các dạng sinh sản sinh dưỡng của thực vật
- Quan sát các hình vẽ dưới đây và nhận biết một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:
- Từ việc quan sát các hình vẽ hoàn thành bảng sau:
Bảng 16.1. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
STT | Tên cây | Cây mới mọc từ phần nào? | Phần đó thuộc cơ quan nào? | Trong điều kiện nào? |
1 | Rau má | |||
2 | Gừng | |||
3 | Khoai lang | |||
4 | Thuốc bỏng |
- Hãy nêu đặc điểm chung của các dạng sinh sản sinh dưỡng ở bảng trên.
b, Ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
- Hãy quan sát các hình sau về một số ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng của thực vật và điền tên các ứng dụng vào chỗ chấm. Sử dụng các cụm từ gợi ý sau: nuôi cấy mô, giâm cành, ghép mắt, chiết cành.
Hãy thảo luận, nêu mục đích và cách thực hiện của từng ứng dụng ở các hình trên.
2. Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
a, Tìm hiểu “thế nào là sinh sản hữu tính?”
- Quan sát hình 16.6 về chu trình sống của cây có hoa.
- Thảo luận và vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả chu trình sống của cây có hoa theo hình trên.
- Sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính ở những điểm nào?
b, Thụ phấn
- Quan sát các hình dưới đây và điền vào hình cho phù hợp với các hình thức thụ phấn ở thực vật.
- Hãy giải thích thế nào là tự thụ phấn, thế nào là giao phấn vào vở.
- Dựa vào hình dưới đây, hãy thảo luận và nêu những đặc điểm cấu tạo của hoa phù hợp với thụ phấn nhờ gió hay nhờ sâu bọ.
c, Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Hãy sử dụng từ gợi ý (noãn, sinh dục cái, hữu tính, hạt phấn, quả, thụ tinh, hợp tử, hạt) để hoàn thành đoạn văn sau:
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) có trong ........ kết hợp với tế bào ................. (trứng) có trong ................ tạo thành một tế bào mới gọi là ............ SInh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản ...................
Sau khi .............................., hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành ................................ chứa phôi. Bầu phát triển thành .............. chứa hạt.
3. Hãy đọc thông tin và hoàn thành bảng sau
- Lập bảng vào vở, so sánh để chỉ ra những điểm khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sinh sản vô tính ở thực vật | Sinh sản hữu tính ở thực vật |
C. Hoạt động luyện tập
1. Thảo luận và nêu vai trò của sinh sản đối với thực vật và đối với con người. Cho ví dụ minh họa.
2. Hãy kể tên một số loài cây ở địa phương sinh sản bằng rễ, thân, lá, củ, hạt và điền vào bảng sau:
Bảng 16.2. Một số loài cây địa phương sinh sản bằng rễ, củ, thân, lá, hạt
STT | Các hình thức sinh sản | Ví dụ |
1 | Sinh sản bằng rễ | |
2 | Sinh sản bằng củ | |
3 | Sinh sản bằng thân | |
4 | Sinh sản bằng lá | |
5 | Sinh sản bằng hạt |
3. Theo em sinh sản vô tính hay sinh sản hữu tính ưu việt hơn? Vì sao?
Đọc thông tin về ứng dụng nuôi cấy mô. Hãy cho biết:
Theo em phương pháp nhân giống hoa li bằng nuôi cấy mô có ưu điểm gì?
D. Hoạt động vận dụng
- Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật
+ Cùng gia đình thực hành giâm, chiết, ghép cây.
+ Thử nghiệm trồng cây từ củ khoai lang, đoạn mía, cây sắn.
- Tìm hiểu những ứng dụng của hình thức tự thụ phấn, giáo phấn ở thực vật trong việc tạo giống mới, nâng cao năng suất cây trồng.
- Viết báo cáo về một trong các nội dung đã làm ở trên.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Chọn một số loại cây thân thuộc, mô tả các hình thức sinh sản của các cây đó, vẽ hình hoặc viết thành các đoạn văn. Chia sẻ vào góc học tập của lớp.
Xem thêm bài viết khác
- Em có biết con người, một số loài vật và phương tiện có thể chuyển động nhanh tới mức nào không? Tốc độ âm thanh, ánh sáng là bao nhiêu không?
- a, Các bộ phận của thân
- 4. Các biến dạng của rễ, thân, lá cây
- Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây là lực kéo hay lực đẩy?
- Quan sát các hình dưới đây và cho biết hình nào có trùng giày và hình nào có trùng roi
- Vẽ hình 1.2 vào vở, điền tên các bước của quy trình nghiên cứu khoa học vào các biểu tượng tương ứng.
- Tìm hiểu chiếc xe đạp hoặc xe máy ở nhà em: Bộ phận giúp người lái xe điểu khiển chuyển động của xe theo quỹ đạo mong muốn; bộ phận giúp bánh xe quay được; bộ phẩn giúp làm giảm tốc độ chuyển động của xe khi nó đang chuyển động?
- Sử dụng kính lúp cầm tay để quan sát một vật thể nhỏ bất kì ở khoảng cách gần và đưa dần ra xa, em có nhận xét gì? Cách sử dụng kính lúp như thế nào?
- Ác-si-mét từng nói: Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả Trái Đất lên. Câu nói của ông có lý không? Tại sao?
- Khoa học tự nhiên 6 bài 22: Đa dạng sinh học
- Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau: