Khoa học tự nhiên 6 bài 26: Nhiệt độ với đời sống sinh vật (Bài đọc thêm)

5 lượt xem

Soạn bài 26: Nhiệt độ với đời sống sinh vật- sách VNEN khoa học tự nhiên 6 trang 50. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

A. Hoạt động khởi động

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Em hãy cùng nhóm trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao một số loài cây khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì cây lại chết?

- Vì sao cây xương rồng lại có thể sống ở sa mạc, nơi có nhiệt độ môi trường rất cao?

- Vì sao nhiều loài cây lại rụng lá về mùa đông?

- Nếu di chuyển động vật như chim cánh cụt sống ở Nam Cực (nơi có nhiệt độ môi trường rất thấp) về nơi có khí hậu nóng (ở vùng nhiệt đới) liệu chúng có sống được không? Vì sao?

Cả lớp thảo luận: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật ? Và ngược lại, sinh vật có tác động trở lại với nhiệt độ của môi trường như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

II. Ảnh hưởng của sinh vật đối với nhiệt độ môi trường

1. Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

- Nhiệt độ Trái Đất sẽ thế nào nếu không có cây xanh?

- Nếu rừng bị chặt phá thì nhiệt độ Trái Đất sẽ thế nào? Và điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống sinh vật?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Cây xanh với hiệu ứng nhà kính nhân tạo (do con người gây ra)

Một trong những cố gắng của con người để giảm hiêu ứng nhà kính nhân tạo do con người gây ra là trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều cacbonic trong quá trình quang hợp). Em hãy giải thích vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động tự luyện

1. Thoát hơi nước là quá trình nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Lượng nước thoát hơi từ cây trồng ước tính chiếm khoảng 10% hàm lượng nước trong khí quyển. Do vậy, thực vật có tác dụng lớn đối với việc điều hòa nhiệt độ môi trường, làm giảm nhiệt năng tỏa ra từ Mặt Trời xuống đất, giữ độ ẩm cho không khí.

a) Hãy giải thích vì sao ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao khi đổ mồ hôi lại giúp con người và một số động vật có thể duy trì thân nhiệt?

b) Vì sao sốt cao lại nguy hiểm đến tính mạng con người và cần thiết phải hạ thân nhiệt?

c) Vì sao vào những ngày giá rét, người ta cần phải đốt rơm rạ để giữ nhiệt cho một số cây?

d) Vì sao gấu Bắc cực, chim cánh cụt và cừu sống được ở xứ lạnh?

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

2. Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến động vật.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Để thích nghi với sự thay đổi với nhiệt độ của môi trường, ở động vật có những hình thức điều hòa nhiệt khác nhau.

Ở loài ong, khi nhiệt độ trong tổ thấp hơn nhiệt độ môi trường ngoài, để cân bằng nhiệt chúng đồng loạt cùng đập cánh trong một thời gian. Hãy giải thích vì sao ong làm như vậy.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Một đặc điểm thích nghi khá độc đáo để điều hoà nhiệt độ ở chim cánh cụt là tập tính tụ hợp lại thành đám.Các con chim cánh cụt ở vùng gió và bão tuyết đã biết tụ tập lại thành một khối dày đặc. Ngưới ta quan sát thấy những con chim đứng ở vòng ngoài cùng sau một thời gian chịu rét đã chui vào giữa và cứ thế chúng có thể duy trì được nhiệt độ thích hợp. Hãy giải thích vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội