Lập bảng thống kê các dấu câu theo mẫu dưới đây:
2. Lập bảng thống kê các dấu câu theo mẫu dưới đây:
Dấu câu | Công dụng |
Bài làm:
Dấu câu | Công dụng |
1. Dấu chấm | Công dụng: Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài |
2. Dấu chấm hỏi: | Đặt ở cuối câu, biểu thị ý nghi vấn (có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm). |
3.Dấu chấm than | Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh. |
4. Dấu phẩy | Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. |
5. Dấu chấm phẩy | Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. |
6. Dấu chấm lửng | Được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: Tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt… |
7. Dấu gạch ngang | Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu Đặt trước những lời đối thoại Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số… |
8. Dấu ngoặc đơn | Dùng để đánh dấu phần có chức năng: Giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm |
9. Dấu hai chấm | Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). |
10. Dấu ngoặc kép | Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn. |
Xem thêm bài viết khác
- Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri, được cụ Bơmen cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống....
- Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:
- Đọc đoạn giới thiệu truyện Người thầy đầu tiên dưới đây và giải thích vì sao cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình:
- Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:
- So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
- Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ. Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học...
- Hãy đọc và bình luận về những thông tin sau:
- em hãy vận dụng tinh thần đó vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Hãy nêu một vài tình huống khó khăn mà em gặp phải hướng giải quyết của bản thân
- Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới:
- Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu