Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
BÀI TẬP
1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là
A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm. B.GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.
C.GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm. D.GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.
3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.
4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.
Bài làm:
1. Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm
2. Chọn đáp án A
3. Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.
- Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
- Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
- Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
- Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
4. Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học: Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân. Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân. Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1. Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.
độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3
( Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn)
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 9: Oxygen
- Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình 1.7 đến 1.10
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ
- Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm.
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
- Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự
- Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
- Quan sát hình 22.5, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng? Cơ năng Điện năng Quang năng Hóa năng