Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
BÀI TẬP
1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là
A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm. B.GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.
C.GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm. D.GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.
3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.
4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.
Bài làm:
1. Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm
2. Chọn đáp án A
3. Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.
- Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
- Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
- Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
- Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
4. Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học: Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân. Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân. Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1. Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.
độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3
( Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn)
Xem thêm bài viết khác
- Cho biểu đồ về một số hoạt động tiêu thụ khí oxygen như hình đưới đây Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất, lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất?
- Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?
- Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên
- Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì?
- Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thưc vật trong tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô Nhận xét về hình dạng cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô
- Năng lượng ban đầu đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Hãy chỉ ra phần năng lượng nào có ích, phần năng lượng nào là hao phí
- Ngoài tác dụng gây ra sự thay đổi đột ngột và thay đổi hướng chuyển động của vật, lực còn có thể gây ra tác dụng nào khác ở vật chịu tác dụng lực?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì?