Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết
2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng
- Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết
- Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy
- Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3
- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng
- Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng
- Từ mô hình bên (hình 44.6), em hãy phát triển để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng
Bài làm:
- Hình dạng của Mặt Trăng: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng
- Phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếc sáng. Hình dạng của Mặt trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí tương đối giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất. Vì quỹ đạo của Mặt Trăng vừa có hình elip và nghiêng về mặt phẳng xích đạo của nó, cho phép chúng ta nhìn thấy đến 59% bề mặt Mặt Trăng từ Trái Đất (nhưng chỉ có một nửa tại bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ vị trí nào).
- Với mỗi vị trí của Mặt trăng trong hình, người trên Trái Đất Quan sát được thấy
- Vị trí 1: Trăng bán ngyệt đầu tháng
- vị trí 2: Trăng lưỡi liềm đầu tháng
- Vị trí 3: Không trăng
- Vị trí 4: Trăng lưỡi liềm cuối tháng
- Vị trí 5: Trăng bán nguyệt cuối tháng
- Vị trí 6: Trăng khuyết cuối tháng
- Vị trí 7: Trăng tròn
- Vị trí 8: Trăng khuyết đầu tháng
Sự tương ứng: vị trí 1 và 5, 2 và 6, vị trí 3 và 7, vị trí 4 và 8
- Giống nhau: Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt
Khác nhau: Trên hành trình đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên từ trăng bán nguyệt đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của mặt trăng, và hiện tượng này được gọi là trăng tròn dần. Khi chuyển từ trăng tròn đến trăng bán nguyệt cuối tháng, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở phần được chiếu sáng của mặt trăng; hiện tượng này được gọi là trăng khuyết dần.
- Học sinh làm việc nhóm và tự thực hiện
- Từ mô hình hình 44.6, ta tiếp tục khoét các lỗ đối diện với 4 lỗ đã khoét
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp? Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp
- Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
- Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là: mô tế bào cơ quan hệ cơ quan
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 5: Đo khối lượng
- Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo chiều dài
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
- Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35 °C đến 42 °C?
- Điền thông tin theo mẫu bảng sau Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững
- Khi quan sát bầu trời đêm, vào những đêm không trăng, chúng ta thường nhìn thấy những gì?
- Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyên sinh vật
- Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động? Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?