Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...
2. Nêu các bước thực hiện các đề sau:
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"
Đề 2: Chứng minh chân lí được nêu trong đoạn thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ long không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bài làm:
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"
Dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
II/Thân bài:
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
* Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Thầy Nguyễn Ngọc kí là một tấm gương về tinh thần kiên trì, phấn đấu
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
e. Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.
III. Kết bài: bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào, luôn phải nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nản khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việc gì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:
- Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
- Tại sao nói : Tiếng Việt cần có sự phong phú, đa dạng, nhưng cũng cần có sự thống nhất ?...
- Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3-5 câu ) về chủ đề tình bạn trong đó sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đó.
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- Giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em thích.
- Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách...
- Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau: Cuộc chia tay của những con búp bê, một thứ quà của lúa non: Cốm
- Quan sát các hình ảnh bên dưới và cho biết mỗi hình ảnh gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong số các câu sau...
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài
- Văn bản hành chính( hành chính- công vụ) : Nêu đặc điểm của văn bản hành chính, cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo