Đọc các ví dụ sau và hoàn thành bảng theo mẫu để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối :
3. Đọc các ví dụ sau và hoàn thành bảng theo mẫu để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối :
a) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ giữa cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tử tù lừng tiếng. Anh quả quyết-(1) cái anh chàng ranh mãnh đó-(2) rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một tí rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
( Nguyễn Ái Quốc )
b) –(3) Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ ! –(4) Một chú bé con thầm thì.
–(5) Ồ ! Cái áo dài đẹp chửa ! –(6) Một chị con gái thốt ra.
( Nguyễn Ái Quốc )
c) –Thừa Thiên –(7) Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
d) –(8) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc –(9)nin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An –(10)dát và Lo –(11)ren
( An – phông – xơ Đô – dê )
STT | Dấu | Công dụng |
(1) | M : dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích |
(2) | ... | ... |
(3) | ... | ... |
(4) | ... | ... |
(5) | ... | ... |
(6) | ... | ... |
(7) | ... | ... |
(8) | ... | ... |
(9) | ... | ... |
(10) | ... | ... |
(11) | ... | ... |
Bài làm:
STT | Dấu | Công dụng |
(1) | M : dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích |
(2) | dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích. |
(3) | dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(4) | dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(5) | dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(6) | dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(7) | dấu gạch ngang | Nối các từ trong một liên danh |
(8) | dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(9) | dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(10) | dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(11) | dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
Xem thêm bài viết khác
- Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống:
- Soạn văn 7 VNEN bài 21: Lập luận chứng minh
- Nối mỗi đề văn ở cột trái với tính chất ở cột phải
- Soạn văn 7 VNEN bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
- Tìm thành phần trạng ngữ trong các đoạn chính dưới đây :
- Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?...
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê sau và cho biết, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau:
- Chép lại những câu ca dao, dân ca đã học ở học kì I vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng sau :
- Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương em sinh sống đã được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) ...