Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo? Ôn tập Địa 10

95 lượt xem

Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án để các em so sánh, ngoài ra các em tham khảo thêm kiến thức mở rộng về trái đất: Cấu tạo của trái đất, Các Mảng kiến tạo, Núi lửa và động đất...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Trắc nghiệm: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

a.Tách rời nhau.

b.Xô vào nhau.

c.Hút chờm lên nhau.

d.Gắn kết với nhau.

Trả lời:

Đáp án: d.Gắn kết với nhau.

Kiến thức mở rộng về Trái đất

A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

I. Cấu tạo của trái đất

Dựa vào hình 9.1 bảng 9.1 và thông tin trong bài em hãy cho biết:

- Trái Đất gồm những lớp nào?

- Đặc điểm cấu tạo bên trong của trái đất?

Bài làm:

Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, manti, và nhân

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất: Mỗi lớp có những đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ

- Lớp vỏ dày 5 - 70km ở trạng thái rắn chắc,là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật, bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Lớp Manti : dày đến 3000km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken, si-lic, nhiệt độ từ 1300 độ đến trên 2000 độ.

- Nhân: là đọ dày trên 3000km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4700 độ đến 5000 độ.

II. Các Mảng kiến tạo trang 140 Địa lý CTST

Đề bài

Dựa vào hình 9.3, em hãy:

– Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớp nào?

– Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.

Bài giải

– Lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn như: mảng Phi, mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, mảng Bắc Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mỹ và mảng Nam Cực.

– Nơi tiếp giáp giữa hai mảng xô vào nhau:

+ Mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng Trung Mỹ.

+ Mảng Phi và mảng Âu – Á xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng A-na-tô-li, mảng A–rap và mảng I-ran.

– Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ tách nhau ra, nơi tiếp giáp là mảng Na-xca.

III. Núi lửa và động đất

+ Hãy xác định sự phân bố của “Vành đai lửa Thái Bình Dương” trên hình 9.3

+ Hãy xác định các đới động đất trên thế giới ở hình 9.3

Trả lời

+ Sự phân bố của “Vành đai lửa Thái Bình Dương”: kéo dài từ Niu Di-Lân, qua Nhật Bản, A-lax-ca, trải suốt bờ Tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

+ Các đới động đất trên thế giới ở hình 9.3:

B. Phần Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

1. Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?

2. Em hãy nêu tên của hai mảnh kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.

Trả lời:

1. Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập các chỗ nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất tạo thành các miệng núi lửa.

2. Các mảng tách xa nhau là: Mảng châu Phi và mảng Ấn - Úc

Vận dụng

Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Giả sử khi đang ở trong lớp học,nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?

- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.

Trả lời:

Giả sử khi đang ở trong lớp học,nếu có động đất xảy ra, em sẽ tìm góc phòng để đứng, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng sách, báo..., chạy ra khỏi lớp hoặc nhanh tí chui xuống gầm bàn

Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được nhiều kiến thức hay, bổ ích cũng như củng cố kiến thức môn Địa lớp 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 25/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội