Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào? Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh

396 lượt xem

Sau khi đọc - Trả lời câu hỏi

1. Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?

2. Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.

Bài làm:

1. Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự từ ngoài vào trong. Băt đầu xuyên qua rừng nguyên sinh, tiếp đến dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương, rồi tới hang Én. Tác giả tiếp miêu tả hang Én:

- Theo thứ tự không gian (từ ngoài nhìn vào trong):

  • To như "cái khổng lồ và an toàn mà mẹ Thiên nhiên ban tặng cho con người".
  • Tiếp đến là đến cửa hang. Hang có 3 cửa lớn.
  • Lòng hang là nơi rộng nhất. Trong hang Én có hàng vạn con trú ngụ và "chưa biết sợ con người".
  • Ra sau hang Én, hàng trăm dải san hô uốn lượn.

- Theo thứ tự thời gian: từ sáng tới khi bóng tối trùm kín trong lòng hang Én và tới lúc 5h sáng - khi ánh sáng bao trùm cả lòng hang Én.

2. Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:

  • Muốn tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh. qua con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
  • Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.
  • Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.
  • Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp
  • Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.
  • Những đàn bướm đủ màu, đậu thành từng vạ

Đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội