Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

  • 9 Đánh giá

3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...

4. Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Bài làm:

3. Tnh chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...

  • Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
  • Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".
  • Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.

4. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ” Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây là một thắng cảnh của thành Thăng Long. Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa sánh sáng xuống mặt nước. Hồ Tây trở thành một mặt gương khủng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ.

  • 1.221 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 6 tập 1 kết nối tri thức