Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé. Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"
3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé.
4. Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?
Bài làm:
3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ nhữngcơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" .
4. Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
- Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào
- Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác
- Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em. Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó
- Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho sự cảm nhận đó. Em nghĩ gì về cách ứng xử của người đi đường trước hoàn cảnh của cô bé
- Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau
- Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 118
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Chuyện cổ nước mình
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Cửu Long Giang ta ơi
- Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu? Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ"
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 26