"Mây' và "sóng" có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
1. Trong bài thơ Mây và sóng, "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào
Bài làm:
1. Trong bài thơ Mây và sóng, "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều tùy thuộc vào trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.
2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" để nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.
3. Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ". Con làm sóng, mẹ làm làm biển. Con lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Cái hay của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của họ, còn em bé, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.
Xem thêm bài viết khác
- Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 118
- Soạn bài Quê hương yêu dấu
- Soạn bài Tôi và các bạn
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Cửu Long Giang ta ơi
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Chuyện cổ nước mình
- Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào? Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao
- Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? Câu 5 trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 1
- Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ? Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Những làn gió thơ ngây sử dụng biện pháp tu từ gì
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Nếu cậu có một người bạn