Nội dung chính bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đất nước ( Nguyễn Đình Thi). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài: ông vừa một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình. Thơ của nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng, vừa tự do phóng khoáng có những suy tư về con người tình yêu.
- Tác phẩm
Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và bài thơ đêm mít tinh (1949). Tuy là lắp ghép nhưng lại giống như một bài thơ hoàn chỉnh về đất nước. phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956). Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong hững năm dài kháng chiến.
2. Phân tích văn bản
- Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết của nhân vật trữ tình phải chia tay Hà Nội để đi tìm con đường cứu nước.
- Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi.
Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình hạnh phúc hòa trong vẻ đẹp của tạo vật.
- Đất nước đau thương trong chiến tranh:
Đất nước chìm trong máu và nước mắt. Đất nước bật lên nỗi căm hờn
- Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang:
Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù. Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
- Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
Mở đầu bài thơ tác gỉa đưa ra tín hiệu nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới=> đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa mùa thu Hà Nội.
Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả
Bức tranh mùa thu trong hoài niệm của tác giả giả hiện lên chân thực khi mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội, những nét đẹp mà chỉ khi người người ta ở lâu ở một vùng đất nào đó, người ta mới cảm nhận được nó. Mùa thu Hà Nội đẹp như vậy nhưng lại man mác buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội
=> Không chỉ vẽ lên bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét mà còn những chứa đầy tâm trạng của người ra đi. Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy quyết tâm: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu Hà Nội đẹp là vậy. những chứa đựng những nỗi buồn không nói thành lời của nhân vật trữ tình phải tạm chia tay Hà Nội, chia tay mùa thu năm ấy để đi tìm con đường thoát cứu nước, dành độc lập, tự do.
- Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.
Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…
Đó Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.
Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.
Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.
=> Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
Một đất nước đau thương trong chiến tranh:
Hình ảnh đất nước trong đau thương và chiến tranh hiện lên như một thước phim chân thật:
Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.
Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.
- Đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng:
Đất nước đã vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược: Những đêm dài hành quân nung nấulòng dân ta yêu nước thương nhà.
Hình ảnh đất nước kì vĩ cùng bừng dậy để chiến đấu, rung chuyển đất trời: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Nghệ thuật : hình ảnh sáng tạo, gợi hình gợi cảm, biện pháp đối lập khéo léo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm cả đoạn.
=> Qua hai đoạn thơ ta có thể thấy được bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực. Hình tượng đất nước giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, lay động lòng dễ chạm đến trái tim người đọc.
3. Tổng kết
- Nội dung
Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. Đất nước gần gũi, thiêng liêng, vĩ đại và anh hùng.
- Nghệ thuật
Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.
- Ý nghĩa
"Đất nước" của Nguyễn Đình Thi được cảm nhận trong những năm tháng kháng chiến rộng lớn, hào hùng mà thiêng liêng. Ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
- Việc Xvai-gơ luôn gần Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
- Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ
- Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn...
- Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) trang 167 sgk
- Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:Văn bản đó trình bày những nội dung gì?
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ
- So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau của chúng a.